Mức bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với từng hạng mục trong hoạt động đầu tư xây dựng áp dụng từ ngày 01/10/2022?
- Quy định về phối hợp giải quyết bồi thường bảo hiểm bắt buộc khi xảy ra sự cố công trình xây dựng như thế nào?
- Mức bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với từng hạng mục trong hoạt động đầu tư xây dựng như thế nào?
- Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với từng hạng mục trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định như thế nào?
Quy định về phối hợp giải quyết bồi thường bảo hiểm bắt buộc khi xảy ra sự cố công trình xây dựng như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định về việc phối hợp giải quyết bồi thường bảo hiểm bắt buộc khi xảy ra sự cố công trình xây dựng cụ thể như sau:
Đối với bên mua bảo hiểm
- Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra sự cố công trình xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
- Sau khi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có thể tiến hành sửa chữa hoặc thay thế các hư hỏng nhỏ có giá trị không vượt quá mức khấu trừ tương ứng quy định tại điểm b khoản 1 Mục I Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này) hoặc điểm b khoản 1 Mục II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này).
Trong các trường hợp khác, trước khi thực hiện sửa chữa hoặc thay thế các hạng mục bị tổn thất, bên mua bảo hiểm phải được doanh nghiệp bảo hiểm giám định tổn thất.
Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không tiến hành giám định tổn thất trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo sự cố công trình xây dựng, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, người được bảo hiểm có quyền tiến hành việc sửa chữa hoặc thay thế các hạng mục bị tổn thất.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả chi phí sửa chữa hoặc thay thế các hạng mục bị tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm với điều kiện bên mua bảo hiểm phải tiến hành sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.
- Bảo quản các bộ phận bị tổn thất và sẵn sàng để cho đại diện hay giám định viên của doanh nghiệp bảo hiểm giám định các bộ phận đó.
- Thông báo ngay cho cơ quan công an trong trường hợp tổn thất do trộm cắp.
- Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.
- Cung cấp các tài liệu trong hồ sơ bồi thường theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều 13 Thông tư này và tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó.
- Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Thông tư này.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm
- Thực hiện giám định tổn thất theo quy định pháp luật và lập biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Thông tư này.
- Hướng dẫn, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.
- Trường hợp chấp nhận bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản thông báo bồi thường bảo hiểm.
- Trường hợp từ chối bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản giải thích lý do.
Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường bảo hiểm các khoản thiệt hại vật chất mà người được bảo hiểm thực tế phải gánh chịu và khi các khoản đó đã được tính vào số tiền bảo hiểm.
Mức bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với từng hạng mục trong hoạt động đầu tư xây dựng áp dụng từ ngày 01/10/2022?
Mức bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với từng hạng mục trong hoạt động đầu tư xây dựng như thế nào?
Đối với quy định về mức bồi thường bảo hiềm bắt buộc đối với từng hạng mục trong hoạt động đầu tư xây dựng thì tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định cụ thể như sau:
Mức bồi thường đối với từng hạng mục tài sản ghi trong hợp đồng bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm của hạng mục tài sản đó. Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm không vượt quá tổng số tiền bảo hiểm quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Các trường hợp cụ thể như sau:
- Đối với trường hợp tổn thất có thể sửa chữa được thì phải sửa chữa, số tiền bồi thường là chi phí cần thiết để phục hồi các hạng mục bị tổn thất trở lại trạng thái như trước khi xảy ra tổn thất sau khi trừ đi phần giá trị thu hồi (trường hợp bên mua bảo hiểm thu hồi tài sản bị tổn thất) và mức khấu trừ.
- Đối với trường hợp tổn thất toàn bộ, số tiền bồi thường bảo hiểm là giá trị thị trường của hạng mục đó tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế trừ đi mức khấu trừ.
Trường hợp bên mua bảo hiểm thu hồi tài sản bị tổn thất, số tiền bồi thường bảo hiểm là giá trị thực tế của hạng mục đó tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất trừ đi mức khấu trừ và giá trị thu hồi tài sản bị tổn thất.
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với từng hạng mục trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định về hồ sơ bồi thường bảo hiểm cụ thể như sau:
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan để lập hồ sơ bồi thường.
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng bao gồm các tài liệu sau:
(1) Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
(2) Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
(3) Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:
- Hồ sơ sự cố công trình xây dựng (bản sao công chứng hoặc bản sao có xác nhận của bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
- Hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong trường hợp sửa chữa, thay mới tài sản.
(4) Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà bên mua bảo hiểm đã chi ra để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất hoặc để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
(5) Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.
(6) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Thông tư 50/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Làm mất thẻ đảng viên thì cá nhân bị kỷ luật khiển trách đúng không? Mẫu Quyết định cấp lại thẻ đảng viên bị mất là mẫu nào?
- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là gì? Quy định về việc xử lý và lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư?
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục bán lại nhà ở xã hội trong thời hạn 5 năm? Bên mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường không?
- Tốt nghiệp trung cấp có được vào dân quân tự vệ? Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ giữa nam và nữ có gì khác?
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải được thi hành trong thời hạn bao lâu?