Mức bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công khi thực hiện giám định vào ngày lễ là bao nhiêu?
Mức bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công khi thực hiện giám định tư pháp vào ngày lễ là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Quyết định 01/2014/QĐ-TTg, trường hợp phải thực hiện giám định tư pháp vào ngày nghỉ lễ thì mức bồi dưỡng được tính bằng 03 lần mức bồi dưỡng giám định tư pháp bình thường.
Theo đó, dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 2 Quyết định 01/2014/QĐ-TTg thì mức bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công khi thực hiện giám định tư pháp vào ngày lễ sẽ được tính như sau:
(1) Mức 450.000 đồng áp dụng đối với việc giám định không thuộc trường hợp quy định tại mục (2) và mục (3);
(2) Mức 900.000 đồng áp dụng đối với việc:
- Giám định phải tiếp xúc với đối tượng giám định mang nguồn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc phải giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc nhóm B quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016;
- Phải thực hiện giám định trong môi trường bị ô nhiễm nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này;
(3) Mức 1.500.000 đồng áp dụng đối với việc:
- Giám định phải tiếp xúc với đối tượng giám định nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm hoặc phải thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Phải tiếp xúc với chất phóng xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP và chất độc hại, nguy hiểm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trước đây, mức 1.500.000 đồng áp dụng đối với việc:
- Giám định phải tiếp xúc với đối tượng giám định nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm hoặc phải thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 219/QĐ-BYT năm 2020 (Hết hiệu lực từ 20/10/2023)
- Phải tiếp xúc với chất phóng xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP và chất độc hại, nguy hiểm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công (Hình từ Internet)
Trường hợp nào sẽ áp dụng chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công?
Theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 01/2014/QĐ-TTg thì chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công được áp dụng đối với việc giám định tư pháp trong các lĩnh vực sau đây:
- Pháp y về độc chất, tổ chức học, sinh học, giám định trên hồ sơ;
- Pháp y tâm thần;
- Kỹ thuật hình sự;
- Tài chính; ngân hàng;
- Văn hóa; xây dựng;
- Tài nguyên và môi trường;
- Thông tin và truyền thông;
- Nông - lâm - ngư nghiệp và các lĩnh vực khác.
Có những tổ chức giám định tư pháp nào?
Căn cứ theo Điều 12 Luật giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 8 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) thì hiện nay có những tổ chức giám định tư pháp sau đây:
(1) Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y bao gồm:
- Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;
- Trung tâm pháp y cấp tỉnh;
- Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;
- Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.
(2) Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thần bao gồm:
- Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế;
- Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế.
Căn cứ yêu cầu giám định pháp y tâm thần của hoạt động tố tụng và điều kiện thực tế của các khu vực, vùng miền trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định thành lập Trung tâm pháp y tâm thần khu vực sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
(3) Tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự bao gồm:
- Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;
- Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;
- Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng;
- Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
(4) Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
Thực hiện giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử. Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh có giám định viên pháp y thực hiện giám định pháp y tử thi.
(5) Văn phòng giám định tư pháp
Ngoài các tổ chức giám định tư pháp công lập nêu trên thì hiện nay còn có tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập là Văn phòng giám định tư pháp. Cụ thể, theo Điều 14 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định về Văn phòng giám định tư pháp như sau:
Văn phòng giám định tư pháp
1. Văn phòng giám định tư pháp là tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập, được thành lập trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả.
2. Văn phòng giám định tư pháp do 01 giám định viên tư pháp thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng giám định tư pháp do 02 giám định viên tư pháp trở lên thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.
Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng giám định tư pháp là Trưởng văn phòng. Trưởng văn phòng giám định tư pháp phải là giám định viên tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?