Mức bồi dưỡng giám định kỹ thuật hình sự đối với người thực hiện giám định là bao nhiêu? Trường hợp khám nghiệm tử thi thì có bao nhiêu giám định viên kỹ thuật hình sự thực hiện?

Cho anh hỏi, mức bồi dưỡng giám định kỹ thuật hình sự đối với người thực hiện giám định là bao nhiêu? Trường hợp khám nghiệm tử thi thì có bao nhiêu giám định viên kỹ thuật hình sự thực hiện? - Câu hỏi của bạn Long Châu từ An Giang.

Mức bồi dưỡng giám định kỹ thuật hình sự đối với người thực hiện giám định là bao nhiêu?

Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 49/2017/TT-BCA quy định về mức bồi dưỡng giám định kỹ thuật hình sự một ngày công đối với một người thực hiện giám định như sau:

Mức bồi dưỡng giám định kỹ thuật hình sự một ngày công đối với một người thực hiện giám định
1. Mức 150.000 đồng/ngày/người áp dụng đối với các việc giám định không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Mức 300.000 đồng/ngày/người áp dụng đối với các việc giám định sau: giám định súng, đạn, âm thanh; giám định tài liệu phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng phát ra tia bức xạ hoặc tia laser; giám định kỹ thuật số, điện tử; giám định dấu vết va chạm cơ học trong vụ tai nạn giao thông, dấu vết công cụ, dấu vết khóa, khớp phải sử dụng thiết bị chuyên dụng phát ra tia bức xạ hoặc laser; giám định dấu vết đường vân phải phát hiện dấu vết không thuộc khoản 3 Điều này; giám định ADN xác định huyết thống cha, mẹ - con từ người sống mà mẫu giám định không bị nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; giám định hình thái động vật, thực vật, vi sinh vật, vải sợi, dấu vết sinh vật từ cơ thể người không thuộc khoản 3 Điều này.
3. Mức 500.000 đồng/ngày/người áp dụng đối với các việc giám định sau: giám định cháy, nổ; chất ma túy; ADN; giám định ký tự đóng chìm trên vật liệu bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại; giám định dấu vết đường vân phải sử dụng một trong các phương pháp như xông keo, Ninhydrin, Iot, hạt nhỏ, Amilo Black để phát hiện dấu vết; giám định hóa pháp lý phải sử dụng hóa chất nguy hiểm để giám định thuộc danh mục hóa chất ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP; giám định tinh dịch, máu khi đối tượng giám định bị nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Như vậy, mức bồi dưỡng giám định kỹ thuật hình sự một ngày công đối với một người thực hiện giám định như sau:

+ Mức 150.000 đồng/ngày/người áp dụng đối với các việc giám định không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư 49/2017/TT-BCA.

+ Mức 300.000 đồng/ngày/người áp dụng đối với các việc giám định sau: giám định súng, đạn, âm thanh; giám định tài liệu phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng phát ra tia bức xạ hoặc tia laser; giám định kỹ thuật số, điện tử; giám định dấu vết va chạm cơ học trong vụ tai nạn giao thông, dấu vết công cụ, dấu vết khóa, khớp phải sử dụng thiết bị chuyên dụng phát ra tia bức xạ hoặc laser; giám định dấu vết đường vân phải phát hiện dấu vết không thuộc khoản 3 Điều này;

Giám định ADN xác định huyết thống cha, mẹ - con từ người sống mà mẫu giám định không bị nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; giám định hình thái động vật, thực vật, vi sinh vật, vải sợi, dấu vết sinh vật từ cơ thể người không thuộc khoản 3 Điều 3 Thông tư 49/2017/TT-BCA.

+ Mức 500.000 đồng/ngày/người áp dụng đối với các việc giám định sau: giám định cháy, nổ; chất ma túy; ADN; giám định ký tự đóng chìm trên vật liệu bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại;

+ Giám định dấu vết đường vân phải sử dụng một trong các phương pháp như xông keo, Ninhydrin, Iot, hạt nhỏ, Amilo Black để phát hiện dấu vết; giám định hóa pháp lý phải sử dụng hóa chất nguy hiểm để giám định thuộc danh mục hóa chất;

+ Giám định tinh dịch, máu khi đối tượng giám định bị nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007.

Mức bồi dưỡng giám định kỹ thuật hình sự đối với người thực hiện giám định là bao nhiêu?

Mức bồi dưỡng giám định kỹ thuật hình sự đối với người thực hiện giám định là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Trường hợp khám nghiệm tử thi thì có bao nhiêu giám định viên kỹ thuật hình sự thực hiện?

Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 49/2017/TT-BCA quy định về thành phần, số người thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi và khai quật tử thi như sau:

Thành phần, số người thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi và khai quật tử thi
1. Phân công không quá 03 cán bộ kỹ thuật hình sự thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi.
2. Điều tra viên:
a) Phân công 01 điều tra viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp huyện.
b) Phần công không quá 02 điều tra viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp tỉnh trở lên.
3. Kiểm sát viên:
a) Phân công 01 kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp huyện.
b) Phân công không quá 02 kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp tỉnh trở lên.
4. Thẩm phán: 01 người khi cần thiết phải tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng.
1. Giám định viên kỹ thuật hình sự.
2. Người giúp việc cho giám định viên kỹ thuật hình sự bao gồm: trợ lý giám định viên; kỹ thuật viên; cán bộ kỹ thuật hình sự thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi.
3. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi.

Như vậy, khi khám nghiệm tử thi, phân công không quá 03 cán bộ kỹ thuật hình sự thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi.

Người giám định có các nghĩa vụ gì?

Căn cứ vào Điều 68 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về người giám định như sau:

Người giám định
1. Người giám định là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.
2. Người giám định có quyền:
a) Tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phải giám định;
b) Yêu cầu cơ quan trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định cung cấp tài liệu cần thiết cho việc kết luận;
c) Tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
d) Từ chối thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;
đ) Ghi riêng ý kiến của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung trong trường hợp giám định do tập thể giám định tiến hành;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
3. Người giám định có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện giám định;
c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
4. Người giám định kết luận gian dối hoặc từ chối kết luận giám định mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
5. Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
b) Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người định giá tài sản trong vụ án đó;
c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
6. Việc thay đổi người giám định do cơ quan trưng cầu giám định quyết định.

Như vậy, người giám định có nghĩa vụ:

- Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện giám định;

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.

Giám định
Giám định viên
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giám định viên sinh học trong Công an nhân dân có trình độ như thế nào? Ai có trách nhiệm chọn người đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên này?
Pháp luật
Giám định viên dấu vết cơ học trong Công an nhân dân phải thuộc nhóm ngành nào? Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm được làm thành bao nhiêu bộ?
Pháp luật
Để được xét chức danh giám định viên tài liệu sơ cấp trong Công an nhân dân thì phải có các điều kiện nào?
Pháp luật
Để được xét chức danh giám định viên hóa học trung cấp trong Công an nhân dân thì phải tốt nghiệp trường nào?
Pháp luật
Giám định viên kỹ thuật số và điện tử có phải là một trong giám định viên kỹ thuật hình sự không?
Pháp luật
Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng bị thu hồi trong trường hợp nào? Thủ tục thực hiện ra sao?
Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm chức danh Giám định viên cao cấp đối với giám định pháp y trong Công an nhân dân đúng không?
Pháp luật
Giám định viên kỹ thuật hình sự là gì? Điều kiện để trở thành giám định viên kỹ thuật hình sự được quy định thế nào?
Pháp luật
Trong vụ án hình sự có được tiến hành giám định lại hay không? Nếu được giám định lại thì vẫn do người giám định cũ thực hiện hay do người giám định khác?
Pháp luật
Người yêu cầu giám định có thể tham dự giám định hay không? Giám định bổ sung được tiến hành trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giám định
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
1,778 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giám định Giám định viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào