Mức bảo trợ xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật là bao nhiêu? Người khuyết tật như thế nào thì được nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội?

Em ơi cho anh hỏi: Mức bảo trợ xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật là bao nhiêu? Người khuyết tật như thế nào thì được nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội? Đây là câu hỏi của anh Minh Hòa đến từ Đà Nẵng.

Các quốc gia cần làm gì để bảo đảm người khuyết tật được hưởng phúc lợi xã hội mà không có sự phân biệt đối xử?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:

Mức sống và phúc lợi xã hội thỏa đáng
1. Quốc gia thành viên công nhận quyền của người khuyết tật và gia đình của họ được có mức sống thỏa đáng, trong đó có điều kiện ăn, mặc và ở thỏa đáng, và quyền của người khuyết tật được có điều kiện sống liên tục cải thiện, và tiến hành các bước thích hợp để bảo vệ và thúc đẩy việc biến quyền này thành hiện thực mà không có sự phân biệt đối xử trên cơ sở sự khuyết tật.
2. Quốc gia thành viên công nhận quyền của người khuyết tật được hưởng phúc lợi xã hội và được hưởng quyền đó mà không có sự phân biệt đối xử trên cơ sở sự khuyết tật, và tiến hành các bước thích hợp để bảo vệ và thúc đẩy việc biến quyền này thành hiện thực, trong đó có các biện pháp:
a. Bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận bình đẳng đối với dịch vụ nước sạch, bảo đảm cho họ tiếp cận các dịch vụ, thiết bị và sự hỗ trợ khác phục vụ những nhu cầu xuất phát từ tình trạng khuyết tật;
b. Bảo đảm quyền của người khuyết tật, đặc biệt là phụ nữ và bé gái khuyết tật, người già khuyết tật được hưởng các chương trình phúc lợi xã hội và chương trình xoá đói giảm nghèo;
c. Bảo đảm cho người khuyết tật và gia đình họ sống trong tình trạng nghèo khổ được tiếp cận sự giúp đỡ từ quỹ hỗ trợ người khuyết tật, trong đó có thể bằng cách đào tạo, tư vấn hoặc hỗ trợ tài chính và động viên tạm thời một cách thích hợp;
d. Bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận các chương trình nhà ở công cộng;
e. Bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận các chương trình và phúc lợi hưu trí.

Theo đó, các quốc gia cần sử dụng các biện pháp thích hợp để bảo đảm người khuyết tật được hưởng phúc lợi xã hội mà không có sự phân biệt đối xử, gồm:

- Bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận bình đẳng đối với dịch vụ nước sạch, bảo đảm cho họ tiếp cận các dịch vụ, thiết bị và sự hỗ trợ khác phục vụ những nhu cầu xuất phát từ tình trạng khuyết tật;

- Bảo đảm quyền của người khuyết tật, đặc biệt là phụ nữ và bé gái khuyết tật, người già khuyết tật được hưởng các chương trình phúc lợi xã hội và chương trình xoá đói giảm nghèo;

- Bảo đảm cho người khuyết tật và gia đình họ sống trong tình trạng nghèo khổ được tiếp cận sự giúp đỡ từ quỹ hỗ trợ người khuyết tật, trong đó có thể bằng cách đào tạo, tư vấn hoặc hỗ trợ tài chính và động viên tạm thời một cách thích hợp;

- Bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận các chương trình nhà ở công cộng;

- Bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận các chương trình và phúc lợi hưu trí.

Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về

Người khuyết tật

Người khuyết tật (Hình từ Internet)

Người khuyết tật như thế nào thì được nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Luật Người khuyết tật 2010 quy định như sau:

Nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.
2. Nhà nước cấp kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này cho các cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm:
a) Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng;
b) Mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày;
c) Mua thẻ bảo hiểm y tế;
d) Mua thuốc chữa bệnh thông thường;
đ) Mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng;
e) Mai táng khi chết;
g) Vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với người khuyết tật là nữ.
3. Chính phủ quy định mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng và kinh phí quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo đó, người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

Mức bảo trợ xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
...
6. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
...

Theo đó, người khuyết tật là đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.

Và căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng
1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
...
e) Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;
- Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
...

Và căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Mức chuẩn trợ giúp xã hội
...
2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
...

Theo đó, mức bảo trợ xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật là:

- Người khuyết tật đặc biệt nặng: 720.000 đồng

- Trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng: 900.000 đồng

- Người khuyết tật nặng: 540.000 đồng

- Trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng: 720.000 đồng.

Người khuyết tật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cha mẹ của người khuyết tật có được lựa chọn phương thức giáo dục cho người khuyết tật hay không?
Pháp luật
Người khuyết tật đặc biệt nặng khi trực tiếp sử dụng dịch vụ xem phim tại rạp chiếu phim thì được miễn phí vé xem phim?
Pháp luật
Sinh viên là người khuyết tật thì có được miễn học phí không? Trường đại học không miễn học phí cho sinh viên là người khuyết tật thì có bị phạt không?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục không cho phép người khuyết tật được miễn, giảm học môn thể dục theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Cơ quan nào có trách nhiệm quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille cho người khuyết tật?
Pháp luật
Mục đích Nhà nước tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia hoạt động thể dục thể thao là gì?
Pháp luật
Tăng trợ cấp người khuyết tật từ 1 7 2024? Trợ cấp người khuyết tật từ 1 7 2024 tăng lên bao nhiêu?
Pháp luật
Doanh nghiệp không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật trong mọi trường hợp có đúng không?
Pháp luật
Tài xế xe buýt từ chối chở phương tiện hỗ trợ phù hợp của người khuyết tật thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Lợi dụng hình ảnh của tổ chức vì người khuyết tật để nhận tiền quyên góp thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người khuyết tật
1,378 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người khuyết tật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Văn bản liên quan đến Người khuyết tật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào