Mua bán hàng hóa quốc tế, không áp dụng việc người mua mất quyền đòi giao hàng thay thế nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa về tình trạng như lúc nhận khi nào?
- Mua bán hàng hóa quốc tế, không áp dụng việc người mua mất quyền đòi giao hàng thay thế nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa về tình trạng như lúc nhận khi nào?
- Trong mua bán hàng hóa quốc tế nếu người bán bị buộc phải hoàn lại giá tiền thì họ có phải trả tiền lãi trên tổng số của giá tiền đó không?
- Khi người mua chậm trễ nhận hàng trong mua bán hàng hóa quốc tế và hàng hóa còn ở dưới quyền định đoạt hay kiểm soát của người bán thì người bán cần làm gì?
Mua bán hàng hóa quốc tế, không áp dụng việc người mua mất quyền đòi giao hàng thay thế nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa về tình trạng như lúc nhận khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 82 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Người mua mất quyền tuyên bố huỷ hợp đồng hay đòi người bán phải giao hàng thay thế nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi họ nhận hàng đó.
2. Ðiều khoản trên không áp dụng:
a. Nếu sự kiện không thể hoàn lại hàng hóa hoặc không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi người mua nhận không phải do một hành động hay một sơ suất của họ.
b. Nếu hàng hóa hay một phần hàng hóa không thể sử dụng được hoặc bị hư hỏng theo kết quả của việc kiểm tra quy định tại điều 38, hoặc.
c. Nếu trước khi nhận thấy hay đáng lẽ phải nhận thấy rằng hàng hóa không phù hợp hợp đồng, người mua đã bán toàn phần hay một phần hàng hóa trong khuôn khổ một nghiệp vụ kinh doanh thông thường hay đã tiêu dùng hoặc biến đổi toàn thể hay một phần hàng hóa đúng theo thể thức sử dụng bình thường.
Theo đó, trong mua bán hàng hóa quốc tế, không áp dụng việc người mua mất quyền đòi giao hàng thay thế nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa về tình trạng như lúc nhận:
- Nếu sự kiện không thể hoàn lại hàng hóa hoặc không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi người mua nhận không phải do một hành động hay một sơ suất của họ.
- Nếu hàng hóa hay một phần hàng hóa không thể sử dụng được hoặc bị hư hỏng theo kết quả của việc kiểm tra quy định tại điều 38, hoặc.
- Nếu trước khi nhận thấy hay đáng lẽ phải nhận thấy rằng hàng hóa không phù hợp hợp đồng, người mua đã bán toàn phần hay một phần hàng hóa trong khuôn khổ một nghiệp vụ kinh doanh thông thường hay đã tiêu dùng hoặc biến đổi toàn thể hay một phần hàng hóa đúng theo thể thức sử dụng bình thường.
Mua bán hàng hóa quốc tế (Hình từ Internet)
Trong mua bán hàng hóa quốc tế nếu người bán bị buộc phải hoàn lại giá tiền thì họ có phải trả tiền lãi trên tổng số của giá tiền đó không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 84 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Nếu người bán bị buộc phải hoàn lại giá tiền, họ cũng phải trả tiền lãi trên tổng số của giá tiền đó kể từ ngày người mua thanh toán.
2. Người mua phải trả cho người bán số tiền tương đương với mọi lợi nhuận mà họ đã được hưởng từ hàng hóa hay một phần hàng hóa:
a. Khi họ phải hoàn lại toàn thể hay một phần hàng hóa, hoặc.
b. Khi họ không thể hoàn lại toàn thể hay một phần hàng hóa không thể hoàn lại hàng trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng họ đã nhận và mặc dầu vậy họ đã tuyên bố hợp đồng bị hủy hay đã đòi người bán phải giao hàng thay thế.
Như vậy, trong mua bán hàng hóa quốc tế nếu người bán bị buộc phải hoàn lại giá tiền thì họ phải trả tiền lãi trên tổng số của giá tiền đó kể từ ngày người mua thanh toán.
Khi người mua chậm trễ nhận hàng trong mua bán hàng hóa quốc tế và hàng hóa còn ở dưới quyền định đoạt hay kiểm soát của người bán thì người bán cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 85 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
Khi người mua chậm trễ nhận hàng hay không trả tiền, hoặc trong những trường hợp khi việc trả tiền và việc giao hàng phải được tiến hành cùng một lúc, nếu hàng hóa còn ở dưới quyền định đoạt hay kiểm soát của người bán thì người bán phải thực hiện những biện pháp hợp lý trong những tình huống như vậy để bảo quản hàng hóa. Người bán có quyền giữ lại hàng hóa cho tới khi nào người mua hoàn trả cho họ các chi phí hợp lý.
Theo đó, khi người mua chậm trễ nhận hàng trong mua bán hàng hóa quốc tế và hàng hóa còn ở dưới quyền định đoạt hay kiểm soát của người bán thì người bán phải thực hiện những biện pháp hợp lý trong những tình huống như vậy để bảo quản hàng hóa.
Người bán có quyền giữ lại hàng hóa cho tới khi nào người mua hoàn trả cho họ các chi phí hợp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định cấp lại thẻ đảng viên bị mất cho cá nhân đảng viên như thế nào? Tải ở đâu? Thủ tục cấp lại thẻ đảng viên bị mất?
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?