Mũ bảo hiểm gắn dấu CS nhưng không có hồ sơ công bố phù hợp tiêu chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh thì có cần chuyển đổi dấu chất lượng không?
Dấu chất lượng là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2009/TT-BKHCN, có quy định về giải thích từ ngữ dấu chất lượng như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Dấu chất lượng là dấu thể hiện mũ bảo hiểm đã thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý chất lượng, bao gồm:
a) Dấu CS, thể hiện mũ bảo hiểm sản xuất trong nước đã được công bố phù hợp tiêu chuẩn theo Quyết định số 51/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 08/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ).
b) Tem “đã kiểm tra”, thể hiện mũ bảo hiểm nhập khẩu đã được kiểm tra chất lượng theo Quyết định số 52/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 08/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ).
c) Dấu CR, thể hiện mũ bảo hiểm sản xuất trong nước, nhập khẩu đã được công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN.
2. Mũ bảo hiểm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng là mũ bảo hiểm có nhãn mũ ghi các thông tin về tên và địa chỉ cơ sở sản xuất hoặc tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối; tháng, năm sản xuất; xuất xứ hàng hóa (đối với mũ bảo hiểm nhập khẩu).
Như vậy, theo quy định trên thì dấu chất lượng là dấu thể hiện mũ bảo hiểm đã thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý chất lượng, bao gồm: Dấu CS, Tem “đã kiểm tra”, Dấu CR.
Mũ bảo hiểm (Hình từ Internet)
Mũ bảo hiểm gắn dấu CS nhưng không có hồ sơ công bố phù hợp tiêu chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh thì có cần chuyển đổi dấu chất lượng không?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2009/TT-BKHCN, có quy định về nguyên tắc chuyển đổi dấu chất lượng và xử lý vi phạm như sau:
Nguyên tắc chuyển đổi dấu chất lượng và xử lý vi phạm
1. Việc chuyển đổi dấu chất lượng chỉ áp dụng đối với mũ bảo hiểm gắn dấu CS hoặc dán tem “đã kiểm tra” có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng được sản xuất, nhập khẩu trước ngày 15 tháng 11 năm 2008 và có hồ sơ công bố phù hợp tiêu chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc hồ sơ kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm nhập khẩu lưu tại một trong các Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
2. Việc chuyển đổi dấu chất lượng không áp dụng trong các trường hợp sau:
a) Mũ bảo hiểm gắn dấu CS hoặc dán tem “đã kiểm tra” có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nhưng được sản xuất, nhập khẩu sau ngày 15 tháng 11 năm 2008.
b) Mũ bảo hiểm gắn dấu CS hoặc dán tem “đã kiểm tra” có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nhưng không có hồ sơ công bố phù hợp tiêu chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc hồ sơ kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm nhập khẩu lưu tại một trong các Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
c) Mũ bảo hiểm gắn dấu CS hoặc dán tem “đã kiểm tra” không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng được sản xuất, nhập khẩu trước hoặc sau ngày 15 tháng 11 năm 2008.
3. Mũ bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về hàng không đạt chất lượng, hàng giả, hàng không có nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì mũ bảo hiểm gắn dấu CS nhưng không có hồ sơ công bố phù hợp tiêu chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh thì không cần chuyển đổi dấu chât lượng.
Cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm thì có những trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 23/2009/TT-BKHCN, có quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
1. Thống kê, lập báo cáo số lượng mũ bảo hiểm gắn dấu CS hoặc dán tem “đã kiểm tra” được sản xuất, nhập khẩu còn tồn để được hướng dẫn chuyển đổi sang gắn dấu CR.
2. Thực hiện việc chuyển đổi mũ bảo hiểm gắn dấu CS hoặc dán tem “đã kiểm tra” sang gắn dấu CR theo hướng dẫn của các cơ quan có liên quan quy định tại Thông tư này.
3. Tuân thủ các quy định tại Thông tư này về việc sử dụng dấu chất lượng đối với mũ bảo hiểm.
4. Chịu trách nhiệm về chất lượng đối với mũ bảo hiểm đã được chuyển đổi sang gắn dấu CR khi lưu thông trên thị trường.
Như vậy, theo quy định trên thỉ cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm có những trách nhiệm sau:
- Cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm phải thống kê, lập báo cáo số lượng mũ bảo hiểm gắn dấu CS hoặc dán tem “đã kiểm tra” được sản xuất, nhập khẩu còn tồn để được hướng dẫn chuyển đổi sang gắn dấu CR.
- Thực hiện việc chuyển đổi mũ bảo hiểm gắn dấu CS hoặc dán tem “đã kiểm tra” sang gắn dấu CR theo hướng dẫn của các cơ quan có liên quan quy định tại Thông tư này
- Tuân thủ các quy định tại Thông tư này về việc sử dụng dấu chất lượng đối với mũ bảo hiểm
- Chịu trách nhiệm về chất lượng đối với mũ bảo hiểm đã được chuyển đổi sang gắn dấu CR khi lưu thông trên thị trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu Quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm Kế toán trưởng mới nhất? Kế toán trưởng của DNNN phải có thời gian công tác thực tế bao lâu?
- Điều lệ hội có hiệu lực thi hành như thế nào? Hội có phải tổ chức hoạt động theo điều lệ hội không?
- Thuê bao viễn thông có được hoàn trả tiền sử dụng dịch vụ do lỗi của doanh nghiệp viễn thông gây ra không?
- Nguồn thông tin để khảo sát đơn giá nhân công xây dựng của công trình gồm những gì? Nguyên tắc khảo sát?
- Thông tư 86/2024 quy định về đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Cấu trúc mã số thuế ra sao?