Mpox là bệnh gì? Biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn Bộ Y tế? Biến chứng của bệnh đậu mùa khỉ ra sao?
Mpox là bệnh gì?
MPOX là một bệnh nhiễm virus chủ yếu ảnh hưởng đến con người và động vật. Đậu mùa khỉ, hay mpox, lần đầu tiên được các nhà khoa học xác định vào năm 1958 khi có các đợt bùng phát của một loại bệnh "giống đậu mùa" ở khỉ.
Nó thuộc nhóm virus được phân loại là chi Orthopoxvirus. Chúng thường gây ra bệnh giống đậu mùa, bao gồm phát ban với vết sưng hoặc mụn nước trên da. Các vết sưng thường chứa đầy chất lỏng hoặc mủ và cuối cùng có thể phủ lên và chữa lành.
MPOX tương tự như bệnh đậu mùa hiện đã bị trừ, và các virus đậu mùa khác như Cowpox và Vaccinia.
Vào năm 2022, WHO đề xuất cập nhật tên của nó thành MPOX, để giảm sự kỳ thị và liên kết với khỉ, vì căn bệnh này cũng có thể lây nhiễm cho các loài gặm nhấm và con người.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Mpox là bệnh gì? Biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn Bộ Y tế? Biến chứng của bệnh đậu mùa khỉ ra sao? (Hình từ Internet)
Biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn Bộ Y tế là gì?
Căn cứ theo Mục IV Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2265/QĐ-BYT năm 2022 có nêu rõ về các biện pháp phòng ngừa đậu mùa khỉ như sau:
(1) Biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu:
- Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc hoặc nghi mắc bệnh Đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
- Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh tiếp xúc gần với người khác, bao gồm cả quan hệ tình dục.
- Người đến các quốc gia/vùng lãnh thổ có lưu hành dịch bệnh Đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
- Nhân viên y tế chăm sóc, điều trị cho người bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh Đậu mùa khỉ cần sử dụng trang phục phòng hộ (PPE) thích hợp.
(2) Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu:
Đến nay, kết quả một số nghiên cứu cho thấy vắc xin Đậu mùa trước đây có hiệu quả nhất định trong việc phòng chống bệnh đầu mùa khỉ. Hiện một số ít quốc gia đã phê duyệt sử dụng vắc xin phòng bệnh Đậu mùa/Đậu mùa khỉ thế hệ mới (thế hệ 2, 3) để sử dụng phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ 5,6,7.
Tới thời điểm ngày 18/7/2022, WHO không khuyến cáo tiêm vắc xin phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ một cách rộng rãi, chỉ tiêm cho những người có nguy cơ cao như nhân viên y tế, người tiếp xúc trực tiếp với trường hợp bệnh và việc tiêm vắc xin được xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể khi có tiếp xúc và sau khi tiếp xúc với trường hợp bệnh. Các dữ liệu nghiên cứu về hiệu quả của vắc xin phòng Đậu mùa khỉ vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.
(3) Kiểm dịch y tế biên giới:
Thực hiện theo quy định tại Nghị định 89/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới và các chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế.
Việc cách ly và xử lý y tế tại cửa khẩu theo quy định tại Nghị định 101/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch và các chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế.
Khuyến cáo cho hành khách tự theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày sau nhập cảnh, hạn chế tiếp xúc, tập trung nơi đông người. Khi có triệu chứng phát ban, nhức đầu, sốt, ớn lạnh, đau họng, khó chịu, mệt mỏi và nổi hạch cần hạn chế tiếp xúc người khác và tới cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, chẩn đoán, điều trị.
Biến chứng của bệnh đậu mùa khỉ thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục I Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2265/QĐ-BYT năm 2022 có nêu rõ biến chứng của bệnh đậu mùa khỉ như sau:
Các biến chứng thường gặp của bệnh ĐMK như nhiễm trùng máu (có nguy cơ gây tử vong), viêm não, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực. Đối với các vết thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn khiến da bong ra thành từng mảng lớn.
Tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ dao động trong khoảng 3%-6% trên số người mắc bệnh, đặc biệt trẻ em mắc bệnh ĐMK có tỷ lệ tử vong cao hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?
- Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động? Quy định về việc xây dựng quan hệ lao động?
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?