Một viên chức lãnh sự không được hoan nghênh và Nước cử cũng không triệu hồi đương sự hoặc đình chỉ công tác của người này thì Nước tiếp nhận có thể làm gì?
- Cần thông báo trật tự ngôi thứ giữa các viên chức lãnh sự của cơ quan lãnh sự nhưng không có cơ quan đại diện ngoại giao tại Nước tiếp nhận thì Nước cử cần làm gì?
- Một viên chức lãnh sự không được hoan nghênh và Nước cử cũng không triệu hồi đương sự hoặc đình chỉ công tác của người này thì Nước tiếp nhận có thể làm gì?
- Trong quan hệ lãnh sự, Bộ Ngoại giao Nước tiếp nhận hoặc cơ quan do Bộ đó chỉ định phải được thông báo về những vấn đề gì?
Cần thông báo trật tự ngôi thứ giữa các viên chức lãnh sự của cơ quan lãnh sự nhưng không có cơ quan đại diện ngoại giao tại Nước tiếp nhận thì Nước cử cần làm gì?
Căn cứ theo Điều 21 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Ngôi thứ giữa các viên chức lãnh sự trong một cơ quan lãnh sự
Cơ quan đại diện ngoại giao của Nước cử hoặc nếu Nước đó không có cơ quan đại diện ngoại giao tại Nước tiếp nhận thì người đứng đầu cơ quan lãnh sự thông báo cho Bộ Ngoại giao Nước tiếp nhận hoặc cơ quan do Bộ ngoại giao chỉ định biết trật tự ngôi thứ giữa các viên chức lãnh sự của cơ quan lãnh sự và mọi sự thay đổi trong trật tự ngôi thứ đó.
Như vậy, việc thông báo trật tự ngôi thứ giữa các viên chức lãnh sự của cơ quan lãnh sự nhưng không có cơ quan đại diện ngoại giao tại Nước tiếp nhận thì người đứng đầu cơ quan lãnh sự thông báo cho Bộ Ngoại giao Nước tiếp nhận hoặc cơ quan do Bộ ngoại giao chỉ định biết.
Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)
Một viên chức lãnh sự không được hoan nghênh và Nước cử cũng không triệu hồi đương sự hoặc đình chỉ công tác của người này thì Nước tiếp nhận có thể làm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 23 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Những người bị tuyên bố không được chấp thuận
1. Bất cứ lúc nào Nước tiếp nhận cũng có thể thông báo cho Nước cử rằng một viên chức lãnh sự là người không được hoan nghênh (persona non grata) hoặc bất kỳ là người nào khác trong số cán bộ, nhân viên biên chế cơ quan lãnh sự là người không được chấp thuận. Khi đó, tuỳ từng trường hợp, Nước cử phải triệu hồi đương sự hoặc đình chỉ công tác của người này tại cơ quan lãnh sự.
2. Nếu Nước cử từ chối hoặc sau một khoảng thời gian hợp lý vẫn chưa thi hành nghĩa vụ của mình theo khoản 1 Điều này thì tuỳ từng trường hợp, Nước tiếp nhận có thể rút Giấy chấp nhận lãnh sự của Đương sự hoặc thôi không coi người đó là cán bộ nhân viên biên chế cơ quan lãnh sự nữa.
3. Một người được cử làm thành viên cơ quan lãnh sự có thể bị tuyên bố là người không thể chấp nhận được trước khi đến lãnh thổ Nước tiếp nhận hoặc khi đã đến rồi, nhưng chưa nhận nhiệm vụ tại cơ quan lãnh sự. Trong bất cứ trường hợp nào như vậy, Nước cử phải rút lại việc bổ nhiệm người đó.
4. Trong các trường hợp nói ở khoản 1 và 3 Điều này, Nước tiếp nhận không bắt buộc phải cho Nước cử biết lý do quyết định của mình.
Như vậy, một viên chức lãnh sự không được hoan nghênh và Nước cử cũng không triệu hồi đương sự hoặc đình chỉ công tác của người này trong một khoản thời gian hợp lý thì Nước tiếp nhận có thể rút Giấy chấp nhận lãnh sự của Đương sự hoặc thôi không coi người đó là cán bộ nhân viên biên chế cơ quan lãnh sự nữa.
Trong quan hệ lãnh sự, Bộ Ngoại giao Nước tiếp nhận hoặc cơ quan do Bộ đó chỉ định phải được thông báo về những vấn đề gì?
Căn cứ theo Điều 24 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Thông báo cho Nước tiếp nhận về việc bổ nhiệm, việc đến và đi
1. Bộ Ngoại giao Nước tiếp nhận hoặc cơ quan do Bộ đó chỉ định phải được thông báo về:
a) Việc bổ nhiệm các thành viên của một cơ quan lãnh sự, việc họ đến cơ quan lãnh sự sau khi được bổ nhiệm, việc họ đi hẳn hoặc thôi công tác và bất cứ thay đổi nào khác có liên quan đến địa vị của họ trong quá trình công tác tại cơ quan lãnh sự;
b) Việc đến và đi hẳn của một người thuộc gia đình một thành viên cơ quan lãnh sự và cùng sống trong một hộ với thành viên đó, và khi thích hợp, việc một người trở thành hoặc thôi không còn là một thành viên của gia đình đó nữa;
c) Việc đến và đi hẳn của các nhân viên phục vụ riêng và khi thích hợp, việc họ thôi không làm việc với tư cách này nữa;
d) Việc tuyển dụng và thải hồi thành viên cơ quan lãnh sự hoặc nhân viên phục vụ riêng là những người cư trú ở Nước tiếp nhận và được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ.
2. Khi có thể được, việc đến và đi hẳn phải được thông báo trước.
Như vây, trong quan hệ lãnh sự, Bộ Ngoại giao Nước tiếp nhận hoặc cơ quan do Bộ đó chỉ định phải được thông báo về những vấn đề sau:
- Việc bổ nhiệm các thành viên của một cơ quan lãnh sự, việc họ đến cơ quan lãnh sự sau khi được bổ nhiệm, việc họ đi hẳn hoặc thôi công tác và bất cứ thay đổi nào khác có liên quan đến địa vị của họ trong quá trình công tác tại cơ quan lãnh sự;
- Việc đến và đi hẳn của một người thuộc gia đình một thành viên cơ quan lãnh sự và cùng sống trong một hộ với thành viên đó, và khi thích hợp, việc một người trở thành hoặc thôi không còn là một thành viên của gia đình đó nữa;
- Việc đến và đi hẳn của các nhân viên phục vụ riêng và khi thích hợp, việc họ thôi không làm việc với tư cách này nữa;
- Việc tuyển dụng và thải hồi thành viên cơ quan lãnh sự hoặc nhân viên phục vụ riêng là những người cư trú ở Nước tiếp nhận và được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?