Một số yêu cầu đối với khu vực giết mổ trong cơ sở giết mổ động vật là gì? Quy trình làm sạch và khử trùng khu vực giết mổ ra sao?
- Một số yêu cầu đối với khu vực giết mổ trong cơ sở giết mổ động vật là gì? Quy trình làm sạch và khử trùng khu vực ra sao?
- Hoạt động giết mổ và kiểm soát giết mổ trong cơ sở giết mổ động vật được thực hiện như thế nào?
- Người tham gia giết mổ phải được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe thì mới được vào hành nghề tại cơ sở giết mổ động vật đúng không?
Một số yêu cầu đối với khu vực giết mổ trong cơ sở giết mổ động vật là gì? Quy trình làm sạch và khử trùng khu vực ra sao?
Tại Mục 2.2.2.3 QCVN 150:2017/BNNPTNT được ban hành theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT quy định về khu vực giết mổ như sau:
- Mái hoặc trần của khu vực giết mổ phải kín, được làm bằng vật liệu bền, không bị dột, không thấm nước;
- Tường phía trong khu vực giết mổ làm bằng vật liệu chắc chắn, bền, nhẵn, chống ẩm mốc, dễ làm sạch; xây nghiêng hoặc ốp lòng máng nơi tiếp giáp giữa mặt sàn và tường;
- Khoảng cách từ sàn đến mái hoặc trần tối thiểu là 3,6 m tại nơi tháo tiết; 4,8 m tại nơi đun nước nóng và làm lông (đối với cơ sở giết mổ lợn, dê, cừu); 3,0 m tại nơi pha lóc thịt; có khoảng cách từ thiết bị treo đến trần hoặc mái ít nhất là 1,0 m;
- Khu vực giết mổ gia súc phải có giá treo hoặc giá đỡ để bảo đảm thân thịt cao hơn mặt sàn ít nhất 0,3 m; Khu vực giết mổ gia cầm phải có bàn hoặc bệ lấy phủ tạng, chiều cao của bàn, bệ lấy phủ tạng ít nhất 0,9 m và làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, dễ làm sạch và khử trùng;
- Sàn khu vực giết mổ phải làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, chống trơn trượt, dễ làm sạch và khử trùng; mặt sàn phẳng, dốc về phía hệ thống thu gom chất thải, bảo đảm thoát nước tốt và không đọng nước trên sàn; phải lắp đặt các lưới chắn hoặc dụng cụ tương tự trên sàn nhà để bảo đảm không lọt chất thải rắn trong quá trình sản xuất xuống đường thoát nước thải;
- Khu vực giết mổ phải đặt dụng cụ chứa đựng chất thải rắn phù hợp tại nơi phát sinh chất thải; phải có nắp đậy cho các thùng đựng phế phụ phẩm và ghi nhãn theo chức năng sử dụng (màu sắc, ký hiệu);
- Nơi làm sạch lòng, dạ dày phải tách biệt với nơi để tim, gan, thận và thịt, bảo đảm không làm vấy nhiễm chéo;
- Nơi làm sạch và khám thân thịt gia cầm phải bảo đảm thoáng mát, hợp vệ sinh, có lưới chống côn trùng và động vật gây hại; có vật dụng chứa thân thịt chưa sạch lông, dính dị vật, bị trầy xước hoặc không đáp ứng yêu cầu, chờ xử lý; có bàn để kiểm tra thân thịt hoặc bố trí nơi khám thân thịt tại cuối dây chuyền giết mổ treo;
- Khu vực giết mổ phải có hệ thống bồn rửa tay cho công nhân, bồn rửa và khử trùng dụng cụ giết mổ phù hợp với quy trình giết mổ;
- Khu vực giết mổ phải có thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại được làm bằng các vật liệu không gỉ, dễ tháo rời để làm vệ sinh, thiết kế phù hợp, đảm bảo phòng chống hiệu quả côn trùng và động vật gây hại;
- Trong khu vực giết mổ không được sử dụng thuốc hoặc động vật để diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại.
Bên cạnh đó, khu vực giết mổ cần được làm sạch và khử trùng theo quy định được nêu tại Mục 2.3.7 QCVN 150:2017/BNNPTNT được ban hành theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT như sau:
Làm sạch và khử trùng khu vực giết mổ
2.3.7.1. Có quy trình làm sạch và khử trùng bao gồm: danh sách thiết bị, máy móc, các bước và tần suất làm sạch và khử trùng, loại hóa chất, nồng độ hóa chất được sử dụng.
2.3.7.2. Chỉ sử dụng hóa chất để tẩy rửa, sát trùng theo quy định của Bộ Y tế; sử dụng nồng độ thuốc sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2.3.7.3. Có sổ nhật ký theo dõi hoạt động làm sạch và khử trùng.
2.3.7.4. Phải kiểm tra lại tình trạng vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ trước khi bắt đầu mỗi ca giết mổ; chỉ bắt đầu sản xuất khi nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ đạt yêu cầu.
2.3.7.5. Sử dụng dụng cụ, thiết bị sau khi làm sạch, khử trùng phải đáp ứng quy định tại mục 1.1. Phụ lục 1 của Quy chuẩn này.
Theo đó, quy trình làm sạch và khử trùng khu vực giết mổ trong cơ sở giết mổ động vật bao gồm: danh sách thiết bị, máy móc, các bước và tần suất làm sạch và khử trùng, loại hóa chất, nồng độ hóa chất được sử dụng.
Một số yêu cầu đối với khu vực giết mổ trong cơ sở giết mổ động vật là gì? Quy trình làm sạch và khử trùng khu vực giết mổ ra sao? (Hình từ Internet)
Hoạt động giết mổ và kiểm soát giết mổ trong cơ sở giết mổ động vật được thực hiện như thế nào?
Tại Mục 2.4 QCVN 150:2017/BNNPTNT được ban hành theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT quy định:
Yêu cầu đối với hoạt động giết mổ và kiểm soát giết mổ
2.4.1. Cơ sở giết mổ phải có quy trình giết mổ bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm;
2.4.2. Hoạt động giết mổ phải được kiểm soát bởi nhân viên thú y theo quy định tại Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT;
2.4.3. Việc lấy phủ tạng trên giá treo, giá đỡ theo quy định tại điểm d mục 2.2.2.3. của Quy chuẩn này; phải kiểm soát việc lấy phủ tạng để hạn chế tối đa ô nhiễm vào thân thịt.
2.4.4. Hóa chất sử dụng trong cơ sở giết mổ thủy cầm để nhổ lông con phải nằm trong danh mục các chất phụ gia do Bộ Y tế quy định.
2.4.5. Cơ sở giết mổ phải bố trí một người chịu trách nhiệm về vệ sinh thú y, bảo đảm an toàn thực phẩm trong hoạt động giết mổ hoặc chủ cơ sở phải thành lập và quản lý đội ngũ công nhân giết mổ; báo cáo ngay cho nhân viên thú y và cơ quan liên quan khi phát hiện các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
2.4.6. Cơ sở giết mổ phải có hồ sơ ghi chép việc kiểm soát hoạt động giết mổ và phải được lưu tại cơ sở giết mổ.
Từ quy định trên, hoạt động giết mổ phải được kiểm soát bởi nhân viên thú y theo quy định tại Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT.
Ngoài ra, cơ sở giết mổ phải có hồ sơ ghi chép việc kiểm soát hoạt động giết mổ và phải được lưu tại cơ sở giết mổ.
Người tham gia giết mổ phải được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe thì mới được vào hành nghề tại cơ sở giết mổ động vật đúng không?
Về người tham gia giết mổ, tại Mục 2.3.5 QCVN 150:2017/BNNPTNT được ban hành theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT quy định:
Người tham gia giết mổ
2.3.5.1. Phải được tập huấn và cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm do đơn vị có chức năng, nhiệm vụ cấp theo quy định hiện hành cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia giết mổ.
2.3.5.2. Phải được định kỳ khám lại sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế; không được mắc các bệnh thuộc danh mục các bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế và được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe trước khi hành nghề.
2.3.5.3. Phải tuân thủ các quy định về thực hành vệ sinh cá nhân
a) Phải mang bảo hộ lao động; bảo hộ lao động phải được cơ sở quy định, đồng bộ và được làm sạch trước và sau mỗi ca giết mổ;
b) Phải băng bó bằng vật liệu chống thấm đối với những người có vết thương hở;
c) Duy trì vệ sinh cá nhân: sử dụng bảo hộ đúng cách, không đeo nhẫn, đồng hồ khi làm việc;
d) Không được ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực giết mổ;
đ) Không được mang thực phẩm, đồ uống vào khu vực giết mổ;
e) Phải rửa tay bằng xà phòng trước khi giết mổ, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với những vật liệu bị ô nhiễm.
2.3.5.4. Phải đào tạo về quy trình giết mổ bảo đảm vệ sinh thú y và đối xử nhân đạo với động vật theo quy định của pháp luật thú y cho người tham gia giết mổ.
Như vậy, người tham gia giết mổ phải đáp ứng theo quy định của Bộ Y tế là được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe thì mới được vào hành nghề tại cơ sở giết mổ động vật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?
- Cổ phần ưu đãi cổ tức của tổ chức tín dụng có được phép chuyển thành cổ phần phổ thông hay không?
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?