Một lớp mẫu giáo được giữ tối đa bao nhiêu trẻ? Nếu vượt quá số trẻ thì giáo viên đứng lớp có được hưởng phụ cấp gì không?
Một lớp mẫu giáo được giữ tối đa bao nhiêu trẻ?
Theo Điều 15 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về sắp xếp số lượng trẻ em mẫu giáo như sau:
- Trẻ em được tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
+ Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số lượng trẻ em tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:
++ Nhóm trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ em;
++ Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ em;
++ Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ em;
+ Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số lượng trẻ em tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:
++ Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 25 trẻ em;
++ Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 30 trẻ em;
++ Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ em.
- Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không đủ 50% so với số trẻ tối đa được quy định tại điểm a và điểm b, khoản 1 của Điều này thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép có không quá 20 trẻ em hoặc lớp mẫu giáo ghép có không quá 30 trẻ.
- Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 02 trẻ em khuyết tật học hòa nhập.
- Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định.
- Trường mầm non có thể có điểm trường ở những địa bàn khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đến trường. Mỗi điểm trường do hiệu trưởng phụ trách hoặc phân công phó hiệu trưởng phụ trách.
Theo quy định trên, ta thấy việc sắp xếp, bố trí số lượng đối với các lớp mẫu giáo phải tuân thủ theo quy định, cụ thể lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 25 trẻ em; lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 30 trẻ em; lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ em.
Số lượng trẻ tối đa của một lớp mẫu giáo
Trẻ em mẫu giáo có quyền và nhiệm vụ như thế nào?
* Quyền của trẻ em được quy định tại Điều 33 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT như sau:
- Được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với điều kiện đi lại của trẻ và khả năng tiếp nhận của trường mầm non.
- Được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ em.
- Trẻ em khuyết tật được giáo dục hòa nhập và được hưởng chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật theo quy định.
- Được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần; được chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng; được bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn tại trường mầm non.
- Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân.
- Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ của trẻ em được quy định tại Điều 34 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT như sau:
- Lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ.
- Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục dành cho trẻ em phù hợp với khả năng, lứa tuổi.
- Trang phục gọn gàng, phù hợp lứa tuổi, thuận tiện cho các hoạt động tại trường mầm non.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân; tham gia giữ gìn vệ sinh trường, lớp tùy theo khả năng, góp phần bảo vệ môi trường.
- Thực hiện các quy định của trường mầm non.
Trẻ em mẫu giáo được bố trí giáo viên giảng dạy, phụ trách như thế nào?
Việc bố trí số lượng giáo viên đối với các lớp mẫu giáo được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV như sau:
- Những nơi bố trí đủ số trẻ tối đa theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo theo quy định tại Điều 3 của Thông tư liên tịch này thì định mức giáo viên mầm non được xác định như sau:
+ Đối với nhóm trẻ: Bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ;
+ Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: Bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp;
+ Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: Bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp.
- Những nơi không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch này thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, cụ thể:
+ Đối với nhóm trẻ: 01 giáo viên nuôi dạy 06 trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi hoặc 08 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi;
+ Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi ngày: 01 giáo viên nuôi dạy 11 trẻ từ 3 - 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 - 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 - 6 tuổi;
+ Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: 01 giáo viên nuôi dạy 21 trẻ từ 3 - 4 tuổi hoặc 25 trẻ từ 4 - 5 tuổi hoặc 29 trẻ từ 5 - 6 tuổi.
- Đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập áp dụng định mức giáo viên mầm non quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này.
Theo đó, tại khoản 4 Điều 15 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT có quy định mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên, ta thấy việc bố trí số trẻ em và số giáo viên đứng lớp của mỗi lớp mẫu giáo phải tuân thủ theo quy định pháp luật quy định. Việc bố trí số lượng trẻ vượt quá quy định là vi phạm quy định nêu trên và pháp luật cũng không quy định về trường hợp phụ cấp thêm cho giáo viên đứng lớp trong trường hợp số trẻ vượt quy định của một lớp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?