Một giai đoạn hai túi hồ sơ là gì? Quy trình chi tiết lựa chọn nhà thầu đối với phương thức này gồm mấy bước?
Một giai đoạn hai túi hồ sơ là gì?
Căn cứ Điều 31 Luật Đấu thầu 2023 quy định về phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ như sau:
Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
1. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn;
b) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp đòi hỏi kỹ thuật cao theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ.
2. Nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
3. Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.
Theo đó, một giai đoạn hai túi hồ sơ là phương thức lựa chọn nhà thầu được áp dụng đối với các gói thầu sau đây:
(1) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn;
(2)) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp đòi hỏi kỹ thuật cao theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ.
Một giai đoạn hai túi hồ sơ là gì? (Hình từ Internet)
Quy trình chi tiết lựa chọn nhà thầu đối với phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ gồm mấy bước?
Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì quy trình chi tiết lựa chọn nhà thầu đối với phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ gồm 7 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
- Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết);
- Lập hồ sơ mời thầu;
- Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
- Mời thầu;
- Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
- Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
- Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
- Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
- Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
- Trình, thẩm định, phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
Bước 4: Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm:
- Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
- Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính;
- Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu (nếu có nhiều hơn 01 nhà thầu).
Bước 5: Thương thảo hợp đồng (nếu có).
Bước 6: Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có).
Bước 7: Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
Lưu ý: Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, ngoài nhà thầu là tổ chức, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định này được tham dự thầu.
Tiêu chuẩn xác định giá thấp nhất được dùng để đánh giá hồ sơ dự thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ trong trường hợp nào?
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu được quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
Lập hồ sơ mời thầu
...
5. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm:
a) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm;
b) Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật;
c) Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất);
d) Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá);
đ) Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá).
Đối với gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, hồ sơ mời thầu không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu nhưng phải yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu.
6. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b khoản 4 và các điểm a, b khoản 5 Điều 24 của Nghị định này.
7. Việc xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất) được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 4 và điểm c khoản 5 Điều 24 của Nghị định này.
...
Theo đó, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ bao gồm:
- Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm;
- Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật;
- Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất);
- Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá);
- Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá).
Đối với gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, hồ sơ mời thầu không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu nhưng phải yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu.
Như vậy, có thể thấy, tiêu chuẩn xác định giá thấp nhất được dùng để đánh giá hồ sơ dự thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?