Một doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được bán bảo hiểm nhân thọ và không được đồng thời bán bảo hiểm phi nhân thọ đúng không?
- Một doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được bán bảo hiểm nhân thọ và không được đồng thời bán bảo hiểm phi nhân thọ đúng không?
- Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoạt động bao gồm những nội dung nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm công bố các nội dung của giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm?
Một doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được bán bảo hiểm nhân thọ và không được đồng thời bán bảo hiểm phi nhân thọ đúng không?
Một doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được bán bảo hiểm nhân thọ và không được đồng thời bán bảo hiểm phi nhân thọ đúng không, thì tại khoản 3 Điều 63 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có nêu:
Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
...
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chỉ được phép kinh doanh một loại hình bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh bảo hiểm sức khỏe;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài kinh doanh các sản phẩm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống và các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống.
Đối chiếu với khoản 1 Điều 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có nêu:
Các loại hình bảo hiểm
1. Các loại hình bảo hiểm bao gồm:
a) Bảo hiểm nhân thọ;
b) Bảo hiểm sức khỏe;
c) Bảo hiểm phi nhân thọ.
2. Chính phủ quy định chi tiết các nghiệp vụ bảo hiểm tương ứng với các loại hình bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, đơn vị kinh doanh bảo hiểm chỉ được phép kinh doanh một loại hình bảo hiểm theo khoản 1 Điều 7 trên mà thôi, trừ các trường hợp đặc thù tại Điều 63 nêu trên.
Nên có thể thấy rằng kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ thì không thể đồng thời thực hiện được, trừ các trường hợp nêu trên.
Một người chỉ được bán bảo hiểm nhân thọ và không được bán bảo hiểm phi nhân thọ đồng thời đúng không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoạt động bao gồm những nội dung nào?
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoạt động bao gồm những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có nêu:
Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bao gồm:
a) Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm;
b) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
c) Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
d) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài bao gồm:
a) Kinh doanh tái bảo hiểm; nhượng tái bảo hiểm;
b) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm;
c) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
...
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoạt động bao gồm những nội dung gồm:
- Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm;
- Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
- Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
- Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Cơ quan nào có trách nhiệm công bố các nội dung của giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm?
Cơ quan nào có trách nhiệm công bố các nội dung của giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, thì căn cứ theo Điều 72 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có nêu:
Công bố nội dung giấy phép thành lập và hoạt động
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm công bố các nội dung của giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp giấy phép.
2. Ít nhất 30 ngày trước ngày chính thức hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải công bố các nội dung của giấy phép và ngày dự kiến chính thức hoạt động trên 01 tờ báo in trong 03 số liên tiếp hoặc trên báo điện tử của Việt Nam.
Như vậy, Bộ Tài chính có trách nhiệm công bố các nội dung của giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp giấy phép.
Ít nhất 30 ngày trước ngày chính thức hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải công bố các nội dung của giấy phép và ngày dự kiến chính thức hoạt động trên 01 tờ báo in trong 03 số liên tiếp hoặc trên báo điện tử của Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổ đông sáng lập của ngân hàng thương mại cổ phần là tổ chức phải đáp ứng điều kiện gì theo quy định?
- Tải về mẫu hợp đồng lao động không trọn thời gian được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Nội dung trong hợp đồng?
- Mẫu Quyết định thành lập chi bộ mới nhất? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được thành lập chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở?
- Từ 2025 người điều khiển xe ô tô vận chuyển thực phẩm tươi sống không mang đủ giấy tờ bị xử phạt bao nhiêu?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất theo Nghị định 158? Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh ra sao?