Một công ty có được đấu giá và thẩm định giá cùng một tài sản không? Vấn đề này được pháp luật quy định như thế nào?
Thẩm định giá được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định về doanh nghiệp thẩm định giá như sau:
- Doanh nghiệp thẩm định giá là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định về khách hàng thẩm định giá như sau:
- Khách hàng thẩm định giá là tổ chức, cá nhân thuê doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá hoặc văn bản yêu cầu, đề nghị thẩm định giá.
Như vậy, theo quy định trên đã cho thấy rõ thẩm định giá và đấu giá là 2 hoạt động độc lập, được điều chỉnh bởi các quy định riêng biệt về "đấu giá" thì quy định về hoạt động này tại Nghị định 62/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật đấu giá tài sản. Cho nên, hiện tại, không có quy định cấm, hạn chế 1 đơn vị cùng lúc thực hiện cả 2 hoạt động này đối với cùng 1 tài sản (tức là nếu có đủ năng lực thì 1 đơn vị có thể vừa thực hiện thẩm định giá, vừa thực hiện tổ chức đấu giá).
Quy định hiện tại chỉ hạn chế cá nhân trực tiếp định giá tài sản và những người liên quan không được tham gia đấu giá các tài sản này (tức là không thể mua các tài sản này).
Công ty đấu giá
Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn thẩm định viên về giá như sau:
- Có năng lực hành vi dân sự.
- Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.
- Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá và các ngành gồm: Kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
- Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 (ba mươi sáu) tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại Khoản 3 Điều này.
- Có Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính, trừ các trường hợp sau:
+ Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành vật giá, thẩm định giá;
+ Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ngành kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá và đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thẩm định giá.
- Có Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp.
Việc tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá ra sao?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá như sau:
- Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội và quy định của pháp luật về thẩm định giá.
- Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về thẩm định giá và thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động về thẩm định giá sau:
+ Nghiên cứu, cập nhật tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế để đề xuất với Bộ Tài chính xem xét ban hành hoặc bổ sung sửa đổi Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam và thông lệ quốc tế;
+ Phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá;
+ Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá là hội viên;
+ Cung cấp thông tin cho Bộ Tài chính về hoạt động của hội viên để phục vụ công tác quản lý nhà nước về thẩm định giá;
+ Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động thẩm định giá; phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện công tác tuyên truyền về cơ chế, chính sách quản lý điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực giá;
+ Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về thẩm định giá theo quy định của pháp luật về hội.
- Bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ báo cáo của tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá đối với việc thực hiện nhiệm vụ được giao tại Khoản 2 Điều này.
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin gửi đến bạn tham khảo thêm liên quan đến vấn đề của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?