Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng thực hiện biện pháp khẩn cấp được xác định như thế nào?

Có bao nhiêu trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng thực hiện biện pháp khẩn cấp? Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng thực hiện biện pháp khẩn cấp được xác định như thế nào? Câu hỏi đến từ anh L.K ở Bình Dương.

Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng thực hiện biện pháp khẩn cấp được xác định như thế nào?

Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng thực hiện biện pháp khẩn cấp được xác định theo khoản 5 Điều 10 Nghị định 08/2022/NĐ-CP cụ thể:

Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng được xác định như sau:

- Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng cấp liên vùng, liên tỉnh khi chỉ số chất lượng không khí Việt Nam (VN_AQI) ngày có giá trị từ 301 trở lên theo kết quả quan trắc của các trạm quan trắc môi trường quốc gia, địa phương trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giáp ranh trở lên trong thời gian 03 ngày liên tục;

- Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng cấp tỉnh khi chỉ số chất lượng không khí Việt Nam (VN_AQI) ngày có giá trị từ 301 trở lên theo kết quả quan trắc của các trạm quan trắc môi trường quốc gia, địa phương trên địa bàn trong thời gian 03 ngày liên tục.

Không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng

Không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng thực hiện biện pháp khẩn cấp?

Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng thực hiện biện pháp khẩn cấp theo khoản 1 đến khoản 4 Điều 10 Nghị định 08/2022/NĐ-CP cụ thể:

- Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng do sự cố môi trường, việc ứng phó sự cố môi trường được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương X Luật Bảo vệ môi trường.

- Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 14 Luật Bảo vệ môi trường chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp sau:

+ Hạn chế, tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian hoạt động của cơ sở sản xuất có lưu lượng xả bụi, khí thải lưu lượng lớn ra môi trường và thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;

+ Hạn chế, phân luồng hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải đường bộ;

+ Tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian làm việc của các cơ quan, tổ chức, trường học;

+ Tạm dừng hoạt động tập trung đông người ở ngoài trời.

- Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi liên vùng, liên tỉnh, xuyên biên giới theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều này.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp khẩn cấp trên địa bàn quản lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

- Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi nội tỉnh theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện biện pháp quy định tại khoản 2 Điều này.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì khi thực hiện quản lý chất lượng môi trường không khí?

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi thực hiện quản lý chất lượng môi trường không khí Điều 14 Luật Bảo vệ môi trường 2020 cụ thể:

Trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng môi trường không khí
1. Thủ tướng Chính phủ ban hành và chỉ đạo thực hiện Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí; chỉ đạo thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng và xuyên biên giới.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí và tổ chức thực hiện;
b) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh, phương pháp đánh giá chất lượng môi trường không khí.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh;
b) Đánh giá, theo dõi và công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí; cảnh báo cho cộng đồng dân cư và triển khai biện pháp xử lý trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm gây tác động đến sức khỏe cộng đồng;
c) Tổ chức thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi thực hiện quản lý chất lượng môi trường không khí cụ thể:

- Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh;

- Đánh giá, theo dõi và công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí; cảnh báo cho cộng đồng dân cư và triển khai biện pháp xử lý trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm gây tác động đến sức khỏe cộng đồng;

- Tổ chức thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn.

Ô nhiễm môi trường Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Ô nhiễm môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đoạn văn nghị luận về ô nhiễm môi trường ngắn gọn? Có mấy hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Bụi mịn là gì? Bụi mịn gây ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe? Ai có trách nhiệm quản lý chất lượng môi trường không khí?
Pháp luật
Xé túi mù là gì? Xử phạt hành vi chơi xé túi mù vứt bỏ rác không đúng nơi quy định bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Mẫu đơn khiếu nại hàng xóm gây ô nhiễm môi trường? Hướng dẫn cách viết Đơn khiếu nại đúng chuẩn?
Pháp luật
Hậu quả của ô nhiễm môi trường là gì? Nội dung chính của phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất?
Pháp luật
Người có hành động vứt tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại chung cư sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Cá nhân vứt rác xuống sông bị xử phạt bao nhiêu? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt không?
Pháp luật
Môi trường là gì? Bảo vệ môi trường gồm những hoạt động nào? Có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp được quy định như thế nào? Hộ gia đình nuôi heo xả nước thải ra sông bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Ô nhiễm môi trường là gì? Số điện thoại đường dây nóng ô nhiễm môi trường cấp Trung ương là số nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ô nhiễm môi trường
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
916 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ô nhiễm môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ô nhiễm môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào