Mỗi người phụ trách dây chuyền kiểm định xe cơ giới có thể phụ trách tối đa bao nhiêu dây chuyền?
- Người phụ trách dây chuyền kiểm định xe cơ giới có phải là đăng kiểm viên hay không?
- Mỗi người phụ trách dây chuyền kiểm định xe cơ giới có thể phụ trách tối đa bao nhiêu dây chuyền?
- Khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới có cần phải khai thông tin về người phụ trách dây chuyền kiểm định không?
Người phụ trách dây chuyền kiểm định xe cơ giới có phải là đăng kiểm viên hay không?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định về người phụ trách dây chuyền như sau:
Phụ trách dây chuyền kiểm định
1. Là đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao.
2. Chịu trách nhiệm về hoạt động kiểm, định xe cơ giới của dây chuyền kiểm định mà mình phụ trách.
Căn cứ Điều 3 Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định về dây chuyền kiểm định kiểm định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
6. Nhân viên nghiệp vụ kiểm định là người có đủ trình độ, kỹ năng được cấp Chứng chỉ nhân viên nghiệp vụ để thực hiện công việc: Nhận, trả, lưu trữ hồ sơ, nhập dữ liệu, tra cứu, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ xe cơ giới vào kiểm định và in chứng chỉ kiểm định.
7. Phụ trách dây chuyền là người có đủ trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm trong công tác kiểm định xe cơ giới để đảm bảo việc kiểm định xe cơ giới trên dây chuyền kiểm định thỏa mãn các quy định, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các hướng dẫn có liên quan đến công tác kiểm định.
8. Xưởng kiểm định là khu vực bố trí các vị trí, thiết bị kiểm tra, thiết bị hỗ trợ, dụng cụ kiểm tra.
...
Từ quy định trên thì người phụ trách dây chuyền kiểm định xe cơ giới là đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao.
Theo đó, người phụ trách dây chuyền kiểm định phải có đủ trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm trong công tác kiểm định xe cơ giới để đảm bảo việc kiểm định xe cơ giới trên dây chuyền kiểm định thỏa mãn các quy định, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các hướng dẫn có liên quan đến công tác kiểm định.
Mỗi người phụ trách dây chuyền kiểm định xe cơ giới có thể phụ trách tối đa bao nhiêu dây chuyền?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện nhân lực của xưởng kiểm định như sau:
Điều kiện về nhân lực
Nhân lực trong đơn vị đăng kiểm phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 03 đăng kiểm viên, trong đó có ít nhất một đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao.
2. Có phụ trách dây chuyền kiểm định. Mỗi phụ trách dây chuyền kiểm định chỉ được phụ trách tối đa hai dây chuyền kiểm định.
3. Có lãnh đạo đơn vị đăng kiểm và nhân viên nghiệp vụ đáp ứng các quy định tại Nghị định này.
Như vậy, tại xưởng kiểm định, mỗi dây chuyền phải có ít nhất một người phụ trách dây chuyền kiểm định (đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao). Mỗi người phụ trách dây chuyền kiểm định xe cơ giới chỉ được phụ trách tối đa hai dây chuyền kiểm định.
Mỗi người phụ trách dây chuyền kiểm định xe cơ giới có thể phụ trách tối đa bao nhiêu dây chuyền? (Hình từ Internet)
Khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới có cần phải khai thông tin về người phụ trách dây chuyền kiểm định không?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới như sau:
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới
1. Sau khi hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị đăng kiểm, tổ chức lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới gửi về Cục Đăng kiểm Việt Nam, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới;
b) Danh sách trích ngang kèm theo bản sao được chứng thực hợp đồng lao động theo quy định hoặc quyết định tiếp nhận đối với đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ kiểm định; quyết định bổ nhiệm đối với phụ trách dây chuyền kiểm định; quyết định bổ nhiệm lãnh đạo đơn vị đăng kiểm (nếu có);
c) Bản đối chiếu các quy định về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
d) Bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể và mặt bằng nhà xưởng có bố trí các dây chuyền và thiết bị kiểm tra;
đ) Tài liệu về bảo đảm an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.
2. Trình tự, cách thức thực hiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới
a) Trong vòng 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ đầy đủ và phù hợp theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo cho tổ chức về thời gian kiểm tra, đánh giá thực tế đơn vị đăng kiểm. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không phù hợp theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thông báo cho tổ chức bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do;
b) Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kiểm tra, đánh giá, Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế. Kết quả đánh giá được lập thành Biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Nếu đạt yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới trong thời hạn 05 ngày làm việc; nếu kết quả kiểm tra, đánh giá không đạt yêu cầu thì Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thông báo bằng văn bản trong vòng 05 ngày làm việc để tổ chức khắc phục và tiến hành kiểm tra, đánh giá lại.
3. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác. Thành phần hồ sơ đối với từng hình thức tiếp nhận phải phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới không cần phải khai thông tin của người phụ trách dây chuyền kiểm định xe cơ giới mà chỉ cần đưa quyết định bổ nhiệm đối với phụ trách dây chuyền kiểm định kèm theo hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?