Môi giới việc hiến bộ phận cơ thể vì mục đích thương mại có vi phạm pháp luật không? Người dưới 18 tuổi có được hiến bộ phận cơ thể người không?
- Môi giới việc hiến bộ phận cơ thể vì mục đích thương mại có vi phạm pháp luật không?
- Người dưới 18 tuổi có được hiến bộ phận cơ thể người không?
- Người hiến bộ phận cơ thể người có được ưu tiên ghép mô không?
- Người hiến bộ phận cơ thể có được hỗ trợ chi phí đi lại từ nhà đến cơ sở khám chữa bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ không?
Môi giới việc hiến bộ phận cơ thể vì mục đích thương mại có vi phạm pháp luật không?
Môi giới việc hiến bộ phận cơ thể vì mục đích thương mại có vi phạm pháp luật không, thì theo quy định tại khoản 8 Điều 11 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác.
2. Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến.
3. Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.
4. Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
5. Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi.
6. Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
7. Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời.
8. Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
9. Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật.
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não.
Theo quy định trên thì quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại là hành vi bị nghiêm cấm.
Cho nên hành vi môi giới việc hiến bộ phận cơ thể vì mục đích thương mại là hành vi vi phạm pháp luật.
Môi giới việc hiến bộ phận cơ thể vì mục đích thương mại có vi phạm pháp luật không? Người dưới 18 tuổi có được hiến bộ phận cơ thể người không? (Hình từ Internet)
Người dưới 18 tuổi có được hiến bộ phận cơ thể người không?
Người dưới 18 tuổi có được hiến bộ phận cơ thể người không, thì theo quy định tại Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 như sau:
Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.
Như vậy, theo quy định trên thì người dưới 18 tuổi không được hiến bộ phận cơ thể người.
Người hiến bộ phận cơ thể người có được ưu tiên ghép mô không?
Người hiến bộ phận cơ thể người có được ưu tiên ghép mô không, thì theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 17 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 như sau:
Quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người
1. Người đã hiến mô được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế.
2. Người đã hiến bộ phận cơ thể người có các quyền lợi sau đây:
a) Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí;
b) Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;
c) Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế;
d) Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ tài chính về khám sức khỏe định kỳ và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người đã hiến bộ phận cơ thể người.
Như vậy, theo quy định trên thì người hiến bộ phận cơ thể người có quyền lợi được ưu tiên ghép mô khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế.
Người hiến bộ phận cơ thể có được hỗ trợ chi phí đi lại từ nhà đến cơ sở khám chữa bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ không?
Người hiến bộ phận cơ thể có được hỗ trợ chi phí đi lại từ nhà đến cơ sở khám chữa bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ không, thì theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Thông tư 104/2017/TT-BTC như sau:
Chế độ khám sức khỏe định kỳ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể khi còn sống
1. Người đã hiến bộ phận cơ thể người khi còn sống được hưởng chế độ khám sức khỏe định kỳ bao gồm các nội dung hỗ trợ sau:
a) Được miễn chi phí khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn về chuyên môn y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định theo giá dịch vụ khám sức khỏe cho người đã hiến bộ phận cơ thể do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
b) Được hỗ trợ tiền thuê phòng ngủ trong trường hợp người đã hiến bộ phận cơ thể người ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể đi về trong ngày (không bao gồm trường hợp người đã hiến bộ phận cơ thể người phải nhập viện để khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế): 450.000 đồng/ngày/người, tối đa không quá 02 ngày;
c) Được hỗ trợ tiền ăn trong những ngày thực tế đi khám sức khỏe định kỳ, tối đa không quá 03 ngày/lần khám định kỳ: 200.000 đồng/ngày;
d) Được hỗ trợ chi phí đi lại từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ và ngược lại theo mức giá phương tiện vận tải công cộng. Trường hợp sử dụng phương tiện đi lại của cá nhân thì căn cứ xác định mức hỗ trợ chi phí đi lại là khoảng cách từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ngược lại, với mức tiêu hao nhiên liệu bằng 0,2 lít xăng/km và giá xăng tại địa phương nơi thực hiện vận chuyển.
…
Như vậy, theo quy định trên thì người hiến bộ phận cơ thể được hỗ trợ chi phí đi lại từ nhà đến cơ sở khám chữa bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ và ngược lại theo mức giá phương tiện vận tải công cộng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?