Môi giới thương mại là gì? Mẫu hợp đồng môi giới thương mại thông dụng mới nhất? Tải về ở đâu?
- Môi giới thương mại là gì? Mẫu hợp đồng môi giới thương mại thông dụng mới nhất? Tải về ở đâu?
- Nghĩa vụ của bên môi giới thương mại là gì?
- Quyền hưởng thù lao môi giới thương mại phát sinh khi nào? Mức thù lao môi giới thương mại được xác định như thế nào?
- Môi giới thương mại có phải là hoạt động trung gian thương mại không?
Môi giới thương mại là gì? Mẫu hợp đồng môi giới thương mại thông dụng mới nhất? Tải về ở đâu?
Theo Điều 150 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Môi giới thương mại
Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
Như vậy, môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
Tham khảo mẫu hợp đồng môi giới thương mại thông dụng mới nhất
Nghĩa vụ của bên môi giới thương mại là gì?
Theo Điều 151 Luật Thương mại 2005 quy định nghĩa vụ của bên môi giới thương mại như sau:
Nghĩa vụ của bên môi giới thương mại
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên môi giới thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;
2. Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;
3. Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;
4. Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.
Như vậy, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên môi giới thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
- Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;
- Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;
- Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;
- Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.
Môi giới thương mại là gì? Mẫu hợp đồng môi giới thương mại thông dụng mới nhất? Tải về ở đâu? (Hình từ Internet)
Quyền hưởng thù lao môi giới thương mại phát sinh khi nào? Mức thù lao môi giới thương mại được xác định như thế nào?
Theo Điều 153 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Quyền hưởng thù lao môi giới
1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau.
2. Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao môi giới được xác định theo quy định tại Điều 86 của Luật này.
Theo Điều 86 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Giá dịch vụ
Trường hợp không có thoả thuận về giá dịch vụ, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.
Như vậy, quyền hưởng thù lao môi giới thương mại và mức thù lao môi giới thương mại được xác định như sau:
- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau.
- Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao môi giới được xác định theo quy định tại Điều 86 Luật Thương mại 2005, cụ thể như sau:
Giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.
Môi giới thương mại có phải là hoạt động trung gian thương mại không?
Theo Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
11. Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại.
12. Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này.
...
Như vậy, môi giới thương mại là một trong số các hoạt động trung gian thương mại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong đấu tranh giành chính quyền cách mạng giai đoạn 30 - 45 theo Hướng dẫn 175?
- Tổng hợp 06 mẫu phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật đảng viên mới nhất theo Hướng dẫn 05? Khi nào kỷ luật cách chức?
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học thế nào? Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học ra sao?
- Viết bài văn về bạo lực học đường ngắn gọn? Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường như thế nào?
- Dự án đầu tư kinh doanh được tổ chức đấu thầu quốc tế có tổng vốn đầu tư tối thiểu là bao nhiêu?