Mỗi chuyên đề thuộc chương trình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm do mấy giảng viên đảm nhiệm và ai giám sát việc giảng dạy?
- Việc tổ chức giảng dạy chuyên đề thuộc chương trình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện được thực hiện bằng những hình thức nào?
- Mỗi chuyên đề thuộc chương trình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm do mấy giảng viên đảm nhiệm và ai giám sát việc giảng dạy?
- Đánh giá chuyên đề đối với chương trình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện như thế nào?
Việc tổ chức giảng dạy chuyên đề thuộc chương trình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện được thực hiện bằng những hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm chính trị cấp huyện Ban hành kèm theo Quyết định 883-QĐ/BTGTW năm 2021 quy định về tổ chức giảng dạy chuyên đề (học phần) như sau:
Tổ chức giảng dạy chuyên đề (học phần)
1. Tổ chức giảng dạy chuyên đề (học phần) thuộc chương trình đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện bằng cách phối hợp các hình thức học tập trên lớp với tự học, tự nghiên cứu, coi trọng việc phát huy năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề của học viên.
...
Theo đó, tổ chức giảng dạy chuyên đề hay học phần thuộc chương trình đào tạo được thực hiện bằng cách phối hợp các hình thức học tập trên lớp với tự học, tự nghiên cứu, coi trọng việc phát huy năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề của học viên.
Mỗi chuyên đề thuộc chương trình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm do mấy giảng viên đảm nhiệm và ai giám sát việc giảng dạy? (Hình từ Internet)
Mỗi chuyên đề thuộc chương trình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm do mấy giảng viên đảm nhiệm và ai giám sát việc giảng dạy?
Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 13 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm chính trị cấp huyện Ban hành kèm theo Quyết định 883-QĐ/BTGTW năm 2021 quy định về tổ chức giảng dạy chuyên đề (học phần) như sau:
Tổ chức giảng dạy chuyên đề (học phần)
...
2. Mỗi chuyên đề (học phần) do 02 giảng viên đảm nhiệm (01 giảng viên phân công dạy chính, 01 giảng viên dự phòng, cùng chấm bài). Nội dung giảng dạy theo đề cương chi tiết và tài liệu do cấp có thẩm quyền ban hành.
3. Bộ phận giáo vụ của Trung tâm chịu trách nhiệm giám sát việc giảng dạy theo kế hoạch, đề cương chi tiết, tài liệu giảng dạy đối với từng chuyên đề.
Theo quy định trên, mỗi chuyên đề hay học phần do 02 giảng viên đảm nhiệm gồm 01 giảng viên phân công dạy chính, 01 giảng viên dự phòng, cùng chấm bài. Nội dung giảng dạy theo đề cương chi tiết và tài liệu do cấp có thẩm quyền ban hành.
Bộ phận giáo vụ của Trung tâm chịu trách nhiệm giám sát việc giảng dạy theo kế hoạch, đề cương chi tiết, tài liệu giảng dạy đối với từng chuyên đề.
Đánh giá chuyên đề đối với chương trình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 14 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm chính trị cấp huyện Ban hành kèm theo Quyết định 883-QĐ/BTGTW năm 2021 quy định về đánh giá chuyên đề (học phần) như sau:
Đánh giá chuyên đề (học phần)
1. Đối với chương trình sơ cấp lý luận chính trị (hoặc chương trình đào tạo khác):
a) Đánh giá chuyên đề (học phần) là việc dựa trên cách thức đánh giá điểm thành phần và tổng hợp các điểm thành phần (kết quả gọi là điểm chuyên đề). Điểm thành phần gồm:
- Điểm chuyên cần, rèn luyện (gọi chung là điểm chuyên cần): đánh giá mức độ, ý thức học tập, rèn luyện của học viên. Học viên đảm bảo số giờ lên lớp tối thiểu 80%, thời gian vắng mặt phải có lý do chính đáng, được giảng viên dạy chuyên đề đồng ý;
- Điểm thi kết thúc chuyên đề: đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học viên sau khi học xong chuyên đề thông qua các hình thức thi tự luận; trắc nghiệm trên giấy hoặc máy vi tính; vấn đáp (hình thức, nội dung thi, phương pháp đánh giá phải phù hợp mục tiêu của chuyên đề).
...
Theo đó, đối với chương trình sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện:
Đánh giá chuyên đề hay học phần là việc dựa trên cách thức đánh giá điểm thành phần và tổng hợp các điểm thành phần (kết quả gọi là điểm chuyên đề). Điểm thành phần gồm:
- Điểm chuyên cần, rèn luyện (gọi chung là điểm chuyên cần): đánh giá mức độ, ý thức học tập, rèn luyện của học viên. Học viên đảm bảo số giờ lên lớp tối thiểu 80%, thời gian vắng mặt phải có lý do chính đáng, được giảng viên dạy chuyên đề đồng ý;
- Điểm thi kết thúc chuyên đề: đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học viên sau khi học xong chuyên đề thông qua các hình thức thi tự luận; trắc nghiệm trên giấy hoặc máy vi tính; vấn đáp (hình thức, nội dung thi, phương pháp đánh giá phải phù hợp mục tiêu của chuyên đề).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện cười báo tường 20 11? Truyện cười về thầy cô 20 11 2024? Truyện cười 20 11 ngắn đăng báo tường chọn lọc?
- Đề thi giữa học kì 1 Hóa 9 có đáp án năm học 2024 2025? Đề cương ôn tập Hóa 9 giữa kì 1 có đáp án 2024 2025 tham khảo?
- Mẫu Giấy ủy quyền khai thuế, nộp thuế đối với việc cho thuê tài sản của Hộ kinh doanh mới nhất ra sao?
- Ban hành Thông tư 74/2024 quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đúng không?
- Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình phản ánh nội dung gì? Tài khoản 213 này có kết cấu nội dung phản ánh thế nào?