Máy xúc có phải là xe máy chuyên dùng không? Có thể bảo lãnh máy xúc và xe tải khi bị tạm giữ theo quyết định hành chính?
Xe máy chuyên dùng là gì?
Căn cứ theo khoản 20, khoản 21 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 giải thích từ ngữ "xe máy chuyên dùng" như sau:
"20. Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
21. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng."
Máy xúc có phải là xe máy chuyên dùng không?
Căn cứ theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGTVT quy định về đăng ký xe máy chuyên dùng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành thì máy xúc thuộc danh mục xe máy chuyên dùng:
"II. Xe máy xếp dỡ
1. Máy xúc:
a) Máy xúc bánh lốp;
b) Máy xúc bánh xích;
c) Máy xúc bánh hỗn hợp;
d) Máy xúc ủi."
Bên cạnh đó căn cứ theo khoản20, khoản 21 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 về định nghĩa xe máy chuyên dùng và phương tiện tham giao thông đường bộ.
Và căn cứ theo Điều 57 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng như sau:
"1. Bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
c) Có đèn chiếu sáng;
d) Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
đ) Các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, bảo đảm an toàn khi di chuyển;
e) Bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.
2. Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Hoạt động trong phạm vi quy định, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình đường bộ khi di chuyển.
4. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa và nhập khẩu xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
5. Chủ phương tiện và người điều khiển xe máy chuyên dùng chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và kiểm định theo quy định đối với xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ.
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, cấp, thu hồi đăng ký, biển số; quy định danh mục xe máy chuyên dùng phải kiểm định và tổ chức việc kiểm định; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức việc cấp, thu hồi đăng ký, biển số và kiểm định xe máy chuyên dùng của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh."
Kết hợp các quy định trên thì có thể xác định máy xúc là xe máy chuyên dùng nhưng không phải là xe máy chuyên dùng tham gia giao thông theo định nghĩa xe máy chuyên dùng quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008.
Máy xúc có phải là xe máy chuyên dùng không? (Hình từ Internet)
Có thể bảo lãnh máy xúc theo diện xe máy chuyên dùng và xe tải khi bị tạm giữ theo quyết định hành chính không?
Căn cứ theo điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
"10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền."
Như vậy, chỉ trong trường hợp phương tiện giao thông vi phạm hành chính bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì mới có thể bảo lãnh.
Còn trường hợp bị tạm giữ theo điểm a, điểm b khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sẽ không được bảo lãnh:
"Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này."
Như vậy, máy xúc sẽ không được bảo lãnh, đối với xe tải vi phạm giao thông bị tạm giữ trong trường hợp để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì có thể được bảo lãnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay đổi kích cỡ lốp xe máy có bị phạt không 2025? Lỗi sai kích cỡ lốp xe máy phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
- Mẫu biên bản bàn giao cơ sở vật chất trong thời gian nghỉ Tết Âm lịch? Tải về biên bản bàn giao?
- Bài tập Tết môn toán lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn toán lớp 2 năm 2025 ở đâu?
- Mừng thọ 80 tuổi gọi là gì? Lời chúc mừng thọ 80 tuổi? 03 Nguyên tắc tiến hành lễ mừng thọ theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu chỉ đạo Đại hội Chi bộ Công an xã mới nhất? Bài phát biểu Đại hội Chi bộ Công an xã nhiệm kỳ mới?