Máy móc là tài sản đang thế chấp tại ngân hàng thì có thể đem bán hay không? Nghĩa vụ bên thế chấp cần đáp ứng là gì?
Có thể bán máy móc thế chấp tại ngân hàng theo diện hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định cụ thể về quyền của bên thế chấp như sau:
“Điều 321. Quyền của bên thế chấp
[...]
4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
[...]”.
Theo đó, quy định này ghi nhận điều chỉnh đối với “hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh". Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 19 Nghị định 21/2021/NĐ-CP về hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh như sau:
"Điều 19. Hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh và kho hàng
Hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh và kho hàng được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể được mô tả theo giá trị tài sản hoặc theo loại hàng hóa. Việc mô tả đối với tài sản bảo đảm là kho hàng còn phải thể hiện được địa chỉ, số hiệu kho (nếu có) hoặc dấu hiệu khác của vị trí kho hàng.
Hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh có thể là hàng hóa trong kho hoặc là hàng hóa đang tham gia quá trình sản xuất, kinh doanh."
Trong trường hợp của chị, số máy móc, thiết bị được thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Máy móc thiết bị được hiểu là những tài sản hữu hình ngoài bất động sản, phục vụ tạo ra thu nhập cho người chủ sở hữu.
Có thể thấy, trường hợp máy móc trong khi đang thế chấp không thuộc đối tượng được ghi nhận tại khoản 4 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015.
Bán máy móc là tài sản thế chấp tại ngân hàng
Máy móc là tài sản thế chấp có thể được đem bán nếu được cho phép hay không?
Tại khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền của bên thế chấp cụ thể như sau:
“Điều 321. Quyền của bên thế chấp
[...]
5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
[...]”.
Theo đó, chị vẫn có thể bán số máy móc đang được thế chấp tại ngân hàng nếu được bên thế chấp (là ngân hàng) đồng ý.
Bên thế chấp tài sản cần phải đáp ứng những nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015, nghĩa vụ của bên thế chấp được quy định cụ thể như sau:
"Điều 320. Nghĩa vụ của bên thế chấp
1. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.
3. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
4. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
5. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
6. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.
7. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.
8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này."
Theo đó, khi tham gia vào quan hệ thế chấp tài sản, bên thế chấp cần đảm bảo tuân thủ đúng theo những nghĩa vụ nêu trên.
Như vậy, máy móc được thế chấp tại ngân hàng theo quan điểm trong bài viết không phải là hàng hóa được luân chuyển trong sản xuất, kinh doanh, do đó không thể được đém bán theo quy định tại khoản 4 Điều 321 Bộ luật này. Tuy nhiên, bên thế chấp có thể bán tài sản thế chấp là máy móc nói trên trong trường hợp được bên nhận thế chấp đồng ý (theo quy định tại khoản 5 Điều 321 Bộ luật này).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 08 2025 quy định việc quản lý sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi? Nghị định 08 2025 có hiệu lực khi nào?
- Ngày 30 tháng 1 là ngày gì? Ngày 30 tháng 1 là mùng mấy tết, thứ mấy? Ngày 30 tháng 1 có phải ngày lễ lớn của nước ta hay không?
- Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán? Tải về Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán chi tiết?
- Ngày 26 Tết Âm lịch tới Tết Âm lịch Ất Tỵ đếm ngược? Ngày 26 Tết Âm lịch: CBCCVC chính thức được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ?
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nồng độ cồn, ma túy dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ? Bị phạt bao nhiêu?