Mẫu văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định như thế nào? Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm nội dung gì?
Mẫu văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định như thế nào?
Hiện nay Mẫu văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định Mẫu số 1 kèm theo Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT như sau:
Tải Mẫu văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Tại đây.
Mẫu văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định như thế nào? Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm nội dung gì?
Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT có quy định văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm các nội dung sau:
- Phần công việc đã thực hiện bao gồm nội dung công việc liên quan đến chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;
- Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm: hoạt động của ban quản lý dự án, tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, trả lãi vay; các công việc do chủ đầu tư tự tiến hành bao gồm lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu và các công việc khác không áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu với giá trị tương ứng;
- Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu trong đó bao gồm nội dung quy định tại Điều 5 của Thông tư này và giải trình cho các nội dung đó.
Trong phần này phải nêu rõ cơ sở của việc chia dự án thành các gói thầu. Nghiêm cấm việc chia dự án thành các gói thầu trái với quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu. Đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi và loại hợp đồng trọn gói không phải giải trình lý do áp dụng;
- Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có): trường hợp tại thời điểm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự án có những phần công việc chưa đủ điều kiện để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì cần nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này;
- Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản này. Tổng giá trị của phần này không được vượt tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt;
- Kiến nghị.
Khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo thực hiện những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 33 Luật Đấu thầu 2013 có quy định khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo thực hiện những nguyên tắc như sau:
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.
- Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.
- Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý.
Căn cứ để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu là gì?
Căn cứ Điều 34 Luật Đấu thầu 2013 (điểm c khoản 1 Điều này được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, luật đầu tư, luật nhà ở, luật đầu thầu, luật điện lực, luật doanh nghiệp, luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật thi hành án dân sự 2022 có quy định về căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:
- Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án:
+ Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu có liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;
+ Nguồn vốn cho dự án;
+ Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi, trừ trường hợp quy định tại Điều 33a của Luật này.
+ Các văn bản pháp lý liên quan.
- Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm thường xuyên:
+ Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho công việc;
+ Quyết định mua sắm được phê duyệt;
+ Nguồn vốn, dự toán mua sắm thường xuyên được phê duyệt;
+ Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có);
+ Kết quả thẩm định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc báo giá (nếu có).
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
>>> Xem thêm: Tổng hợp quy định về lựa chọn nhà thầu Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?