Mẫu văn bản đề nghị thành lập Tổng đội thanh niên xung phong mới nhất hiện nay là mẫu văn bản nào?
Tổng đội thanh niên xung phong có phải là một trong những hình thức của tổ chức thanh niên xung phong không?
Các hình thức của tổ chức thanh niên xung phong được quy định tại Điều 9 Nghị định 12/2011/NĐ-CP như sau:
Tổ chức thanh niên xung phong
1. Thanh niên xung phong được tổ chức dưới các hình thức sau đây:
a) Tổng đội thanh niên xung phong;
b) Trung tâm, Trường Giáo dục lao động xã hội.
2. Ban Chỉ huy lực lượng thanh niên xung phong là cơ quan giúp Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ quản lý thanh niên xung phong cùng cấp.
3. Thanh niên xung phong có thể thành lập doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên thì Tổng đội thanh niên xung phong là một trong những hình thức của tổ chức thanh niên xung phong.
Mẫu văn bản đề nghị thành lập Tổng đội thanh niên xung phong mới nhất hiện nay là mẫu văn bản nào? (Hình từ Internet)
Mẫu văn bản đề nghị thành lập Tổng đội thanh niên xung phong mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Hồ sơ đề nghị thành lập tổ chức thanh niên xung phong được quy định tại Điều 5 Thông tư 11/2011/TT-BNV như sau:
Hồ sơ đề nghị thành lập tổ chức thanh niên xung phong
1. Văn bản của tổ chức Đoàn đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến chấp thuận về việc thành lập tổ chức thanh niên xung phong.
2. Văn bản chấp thuận của cấp ủy Đảng cùng cấp đồng ý việc thành lập tổ chức và hoạt động của thanh niên xung phong. Đối với cấp Trung ương là văn bản chấp thuận của Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
3. Đề án thành lập tổ chức thanh niên xung phong gồm các nội dung sau:
a) Loại hình tổ chức cần thành lập thanh niên xung phong;
c) Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức thanh niên xung phong;
d) Cơ cấu của tổ chức thanh niên xung phong;
đ) Nguồn lực và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm để tổ chức thanh niên xung phong mới được thành lập hoạt động. Trong đó, dự kiến về nhân sự, biên chế, kinh phí hoạt động, trụ sở làm việc và trang thiết bị, phương tiện cần thiết của tổ chức thanh niên xung phong;
e) Thời gian dự kiến kế hoạch hoạt động của tổ chức thanh niên xung phong;
g) Kiến nghị của cơ quan xây dựng đề án thành lập tổ chức thanh niên xung phong (nếu có).
4. Đối với việc thành lập Trung tâm, Trường giáo dục lao động xã hội, ngoài các nội dung nêu trên đề án còn phải có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan cấp Trung ương bao gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Đối với cấp địa phương bao gồm: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.
5. Tài liệu chứng minh điều kiện để được thành lập tổ chức thanh niên xung phong theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 12/2011/NĐ-CP.
6. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Theo đó, hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể về mẫu văn bản đề nghị thành lập Tổng đội thanh niên xung phong (văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến chấp thuận về việc thành lập tổ chức thanh niên xung phong).
Tuy nhiên, căn cứ quy định về thẩm quyền thành lập tại Điều 5 Nghị định 12/2011/NĐ-CP, quy định về Tổng đội thanh niên xung phong tại Điều 12 Nghị định 12/2011/NĐ-CP thì có thể tham khảo mẫu văn bản đề nghị thành lập sau: TẢI VỀ
Ngoài văn bản đề nghị thành lập Tổng đội thanh niên xung phong ra thì trong hồ sơ còn cần đảm bảo một số giấy tờ khác như văn bản chấp thuận của cấp ủy Đảng cùng cấp hoặc, văn bản chấp thuận của Ban Tổ chức Trung ương Đảng; đề án thành lập;...và một số giấy tờ khác theo quy định vừa nêu trên.
Tổng đội thanh niên xung phong có những nhiệm vụ gì theo quy định pháp luật hiện nay?
Nhiệm vụ của Tổng đội thanh niên xung phong gồm các nhiệm vụ được quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 12/2011/NĐ-CP, cụ thể:
(1) Tham gia thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được giao ở vùng khó khăn; góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định dân cư và tham gia giữ gìn an ninh quốc phòng;
(2) Tham gia thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, duy trì trật tự an toàn giao thông, giữ gìn văn minh đô thị và nhiệm vụ khó khăn, đột xuất khác;
(3) Tổ chức sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên;
(4) Giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng và chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho đội viên thanh niên xung phong;
(5) Tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ huy thanh niên xung phong cùng cấp về tình hình tổ chức, hoạt động và thực hiện chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?
- Tải mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam?
- Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với khai thác khoáng sản? Thuế tài nguyên có khai quyết toán thuế hằng năm không?
- Người tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình những gì?
- Việc đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia được quy định thế nào? Quy định về việc quản lý các vấn đề liên quan đến tài khoản?