Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh công ty tài chính tín dụng tiêu dùng mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh công ty tài chính tín dụng tiêu dùng mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Công ty tài chính tín dụng tiêu dùng phải có thời gian hoạt động bao nhiêu tháng mới được thành lập chi nhánh?
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh của công ty tài chính tín dụng tiêu dùng gồm các giấy tờ nào?
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh công ty tài chính tín dụng tiêu dùng mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh của công ty tài chính tín dụng tiêu dùng mới nhất hiện nay được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 53/2018/TT-NHNN như sau:
Tải mẫu văn bản đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh của công ty tài chính tín dụng tiêu dùng mới nhất hiện nay:
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh công ty tài chính tín dụng tiêu dùng mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Công ty tài chính tín dụng tiêu dùng phải có thời gian hoạt động bao nhiêu tháng mới được thành lập chi nhánh?
Công ty tài chính tín dụng tiêu dùng phải có thời gian hoạt động bao nhiêu tháng mới được thành lập chi nhánh, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 53/2018/TT-NHNN như sau:
Điều kiện thành lập chi nhánh
1. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị) được phép thành lập không quá 03 chi nhánh trong 01 năm tài chính khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định;
b) Hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ được kiểm toán của năm trước liền kề năm đề nghị. Điều kiện này không áp dụng đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng nộp hồ sơ đề nghị vào năm thứ hai tính từ ngày khai trương hoạt động;
c) Tại thời điểm đề nghị không bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp không cho mở rộng địa bàn hoạt động;
d) Tại thời điểm đề nghị không vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
đ) Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị và tại thời điểm đề nghị không vượt quá 4% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc trong từng thời kỳ;
e) Tại thời điểm đề nghị Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát có số lượng và cơ cấu theo đúng quy định của pháp luật, không bị khuyết chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc);
g) Tại thời điểm đề nghị không vi phạm quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; phân loại tài sản có và dự phòng rủi ro;
h) Có Quy chế về quản lý mạng lưới theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;
i) Có Đề án thành lập đơn vị mạng lưới.
…
Như vậy, theo quy định trên thì công ty tài chính tín dụng tiêu dùng phải có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị và đáp ứng các điều kiện cụ thể thì được thành lập chi nhánh.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh của công ty tài chính tín dụng tiêu dùng gồm các giấy tờ nào?
Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh của công ty tài chính tín dụng tiêu dùng gồm các giấy tờ được quy định tại Điều 9 Thông tư 53/2018/TT-NHNN như sau:
- Văn bản của tổ chức tín dụng phi ngân hàng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) chấp thuận thành lập chi nhánh theo mẫu Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
- Nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng phi ngân hàng về việc thành lập chi nhánh hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
- Đề án thành lập chi nhánh, trong đó phải có tối thiểu các nội dung sau:
+ Tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tên viết tắt bằng tiếng Việt, địa chỉ trụ sở, nội dung hoạt động;
+ Lý do thành lập và lựa chọn địa bàn thành lập;
+ Cơ cấu tổ chức: sơ đồ tổ chức của chi nhánh, dự kiến nhân sự chủ chốt (Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng các bộ phận chuyên môn);
+ Nghiên cứu khả thi: phân tích môi trường kinh doanh, thị trường mục tiêu, các cơ hội kinh doanh và kế hoạch chiếm lĩnh thị trường;
+ Phương án kinh doanh dự kiến trong 03 năm đầu, trong đó tối thiểu bao gồm: dự kiến bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả kinh doanh; căn cứ xây dựng phương án và thuyết minh khả năng thực hiện phương án trong từng năm.
- Đề án thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp trong đó phải có tối thiểu các nội dung sau:
+ Tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài (nếu có); tên viết tắt bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài (nếu có); địa chỉ; nội dung hoạt động;
+ Lý do, nhu cầu thành lập;
+ Dự kiến nhân sự chủ chốt (Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng các bộ phận chuyên môn, người đứng đầu văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp);
+ Kế hoạch hoạt động dự kiến trong 03 năm đầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản trang thiết bị của cơ quan đơn vị theo Nghị định 138?
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?