Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng là mẫu nào theo quy định?
Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng là mẫu nào?
Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng là Mẫu số 03.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP sau đây:
TẢI VỀ Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng
Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng là mẫu nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng bị mất hoặc hư hỏng thì có được đề nghị cấp lại không?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, hủy bỏ quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng
1. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng:
a) Văn bản đề nghị công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Mẫu số 01.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Bản mô tả đặc tính của giống và hiện trạng sử dụng theo Mẫu số 02.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Biên bản nộp mẫu lưu.
d) Trường hợp cấp lại phải có văn bản đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 04.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 03.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, Cục Trồng trọt cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 05.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Như vậy, theo quy định trên, trong trường hợp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng bị mất hoặc hư hỏng thì được đề nghị cấp lại.
Cục Trồng trọt cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Cục Trồng trọt nhận được văn bản đề nghị cấp lại. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng được cấp lại thì có bị huỷ bỏ không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, hủy bỏ quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng
...
3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận thông tin vi phạm quy định tại khoản 7 Điều 15 của Luật Trồng trọt, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định thông tin và ban hành Quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 06.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; đăng tải Quyết định trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.
Đồng thời, tại khoản 7 Điều 15 Luật Trồng trọt 2018 quy định các trường hợp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng bị hủy bỏ như sau:
Cấp, cấp lại, gia hạn, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng
...
7. Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng bị hủy bỏ trong trường hợp sau đây:
a) Gian lận hồ sơ đăng ký công nhận lưu hành giống cây trồng;
b) Không duy trì được tính khác biệt của giống cây trồng như tại thời điểm cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng;
c) Không khắc phục được trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;
d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về giống cây trồng mà còn tái phạm;
đ) Có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải hủy bỏ.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng được cấp lại thì vẫn có thể bị huỷ bỏ nếu thuộc các trường hợp như sau:
(1) Gian lận hồ sơ đăng ký công nhận lưu hành giống cây trồng;
(2) Không duy trì được tính khác biệt của giống cây trồng như tại thời điểm cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng;
(3) Không khắc phục được trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;
(4) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về giống cây trồng mà còn tái phạm;
(5) Có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải hủy bỏ.
Theo đó, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận thông tin vi phạm trên, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định thông tin và ban hành Quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng; đăng tải Quyết định trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?