Mẫu văn bản đăng ký túi ni lông thân thiện với môi trường tại Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu văn bản đăng ký túi ni lông thân thiện với môi trường tại Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào?
- Cơ quan Thường trực có nhiệm vụ gì trong hoạt động đánh giá hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường?
- Trình tự đánh giá hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường được thực hiện như thế nào?
Mẫu văn bản đăng ký túi ni lông thân thiện với môi trường tại Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 07/2012/TT-BTNMT, có quy định về mẫu văn bản đăng ký túi ni lông thân thiện với môi trường tại Việt Nam như sau:
Tải mẫu văn bản đăng ký túi ni lông thân thiện với môi trường tại Việt Nam: TẠI ĐÂY
Mẫu văn bản đăng ký túi ni lông thân thiện với môi trường tại Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan Thường trực có nhiệm vụ gì trong hoạt động đánh giá hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 07/2012/TT-BTNMT, có quy định về cơ quan Thường trực đánh giá hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường như sau:
Cơ quan Thường trực đánh giá hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường
1. Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường giao 01(một) tổ chức, bộ phận chuyên môn thuộc Tổng cục có chức năng, nhiệm vụ phù hợp làm Cơ quan Thường trực đánh giá hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường (sau đây viết tắt là Cơ quan Thường trực).
2. Nhiệm vụ và hoạt động của Cơ quan Thường trực:
a) Giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường;
b) Dự thảo Quyết định thành lập Hội đồng với cơ cấu và thành phần theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này trình Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường xem xét, quyết định;
c) Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Hội đồng tiến hành phiên họp;
d) Tiếp nhận kết quả đánh giá hồ sơ của các thành viên Hội đồng và tiến hành các thủ tục cần thiết trình Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường xem xét, cấp hoặc gia hạn Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan do Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường giao.
Theo đó, trong hoạt động đánh giá hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường thì Cơ quan Thường trực có các nhiệm vụ sau:
- Giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường;
- Dự thảo Quyết định thành lập Hội đồng với cơ cấu và thành phần theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này trình Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường xem xét, quyết định;
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Hội đồng tiến hành phiên họp;
- Tiếp nhận kết quả đánh giá hồ sơ của các thành viên Hội đồng và tiến hành các thủ tục cần thiết trình Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường xem xét, cấp hoặc gia hạn Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan do Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường giao.
Trình tự đánh giá hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 07/2012/TT-BTNMT, có quy định về trình tự đánh giá Hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường như sau:
Trình tự đánh giá Hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường
1. Tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này gửi về Tổng cục Môi trường để tổ chức xem xét, đánh giá cấp Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường. Tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường có trách nhiệm trả lệ phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp, hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký để chỉnh sửa, bổ sung.
3. Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ, hợp lệ hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường, Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm thành lập và tổ chức phiên họp Hội đồng đánh giá hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự đánh giá hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường được thực hiện như sau:
- Tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này gửi về Tổng cục Môi trường để tổ chức xem xét, đánh giá cấp Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường.
Tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường có trách nhiệm trả lệ phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
Trường hợp, hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký để chỉnh sửa, bổ sung.
- Trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ, hợp lệ hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường, Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm thành lập và tổ chức phiên họp Hội đồng đánh giá hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thi đua chuyên đề là gì? Phạm vi tổ chức thi đua chuyên đề của Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần? Biên bản họp giải thể công ty cổ phần phải được gửi cho ai?
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?
- Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Dân quân tự vệ phải xác định rõ những yêu cầu như thế nào?
- Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có thay đổi khi cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo Nghị định 175 không?