Mẫu văn bản đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện tổ chức tín dụng giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước mới nhất?
- Người đại diện tổ chức tín dụng giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước là ai?
- Mẫu văn bản đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện tổ chức tín dụng giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước mới nhất?
- Khi thực hiện giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước thì tổ chức tín dụng có phải đặt cọc không?
Người đại diện tổ chức tín dụng giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước là ai?
Quy định về người đại diện tổ chức tín dụng giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước tại Điều 4 Thông tư 06/2013/TT-NHNN, điểm a khoản 7 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-NHNN như sau:
Người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp
1. Người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền.
2. Mỗi tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được phép đăng ký tối đa 03 (ba) người đại diện giao dịch.
3. Trường hợp người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp là người đại diện theo ủy quyền, văn bản ủy quyền phải do người đại diện theo pháp luật ký. Phạm vi ủy quyền phải bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây: ký, nhận các văn bản và thực hiện toàn bộ các công việc liên quan trong quá trình đấu thầu (đối với hình thức đấu thầu), nhận thông báo giá mua, bán vàng miếng, ký đơn đăng ký mua, bán vàng miếng, nhận thông báo khối lượng vàng miếng được mua, bán (đối với mua, bán trực tiếp), ký văn bản xác nhận mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước.
4. Khi thay đổi người đại diện giao dịch, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước), kèm theo văn bản ủy quyền (trường hợp ủy quyền) và văn bản đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện giao dịch mới. Việc thay đổi người đại diện giao dịch chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) nhận được thông báo, kèm các tài liệu liên quan.
5. Mỗi tổ chức tín dụng, doanh nghiệp chỉ được phép cử 01 (một) người đại diện giao dịch theo danh sách đã đăng ký để tham gia trong một lần giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước.
6. Người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khi tham gia giao dịch phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
Theo quy định trên, người đại diện tổ chức tín dụng giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước là người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng hoặc người đại diện theo ủy quyền.
Lưu ý: Mỗi tổ chức tín dụng chỉ được phép cử 01 người đại diện giao dịch theo danh sách đã đăng ký để tham gia trong một lần giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước.
Giao dịch mua bán vàng miếng (Hình từ Internet)
Mẫu văn bản đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện tổ chức tín dụng giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước mới nhất?
Theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 06/2013/TT-NHNN, điểm a khoản 7 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-NHNN thì mẫu văn bản đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện tổ chức tín dụng giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước mới nhất có dạng như sau:
Tải mẫu văn bản đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện tổ chức tín dụng giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước mới nhất tại đây
Khi thực hiện giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước thì tổ chức tín dụng có phải đặt cọc không?
Việc tổ chức tín dụng đặt cọc khi thực hiện giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Điều 10 Thông tư 06/2013/TT-NHNN như sau:
Đặt cọc
1. Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp phải thực hiện đặt cọc nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ xác nhận và thực hiện giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước.
2. Giá trị đặt cọc của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khi mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước được tính theo công thức sau:
Giá trị đặt cọc = Tỷ lệ đặt cọc x Giá tham chiếu x Khối lượng tham chiếu
Trong đó:
Tỷ lệ đặt cọc: là tỷ lệ tính bằng phần trăm (%);
Giá tham chiếu: được tính bằng đơn vị VND/lượng;
Khối lượng tham chiếu: là khối lượng vàng miếng mua, bán tối thiểu (đối với mua, bán trực tiếp), khối lượng vàng miếng đặt thầu tối thiểu của một tổ chức tín dụng, doanh nghiệp (đối với hình thức đấu thầu); hoặc là khối lượng vàng miếng tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đăng ký mua, bán (đối với mua, bán trực tiếp) hoặc khối lượng vàng miếng đặt thầu của từng tổ chức tín dụng, doanh nghiệp (đối với hình thức đấu thầu).
Tỷ lệ đặt cọc, giá tham chiếu và khối lượng tham chiếu do Ngân hàng Nhà nước thông báo trước mỗi lần tổ chức mua bán.
Như vậy, tổ chức tín dụng phải thực hiện đặt cọc nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ xác nhận và thực hiện giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước.
Với giá trị đặt cọc của tổ chức tín dụng khi mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước được tính theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 10 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?