Mẫu TTLNH-22 Bản cam kết thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia sử dụng dịch vụ quyết toán ròng các hệ thống khác ra sao?
- Mẫu TTLNH-22 Bản cam kết thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia sử dụng dịch vụ quyết toán ròng các hệ thống khác ra sao?
- Trình tử xử lý trường hợp có ít nhất một thành viên quyết toán không đủ số dư khi quyết toán như thế nào?
- Xử lý trường hợp có ít nhất một thành viên quyết toán phát sinh khoản vay để quyết toán ròng theo trình tự ra sao?
Mẫu TTLNH-22 Bản cam kết thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia sử dụng dịch vụ quyết toán ròng các hệ thống khác ra sao?
Căn cứ Phụ lục Danh mục mẫu biểu trong thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia kèm theo Thông tư 08/2024/TT-NHNN ngày 25 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mẫu Bản cam kết cho thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia sử dụng dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác như sau:
- Mẫu số TTLNH-22: Bản cam kết
Theo đó, mẫu TTLNH-22 Bản cam kết cho thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia sử dụng dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác như sau:
>> Mẫu Bản cam kết cho thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia sử dụng dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác (Mẫu TTLNH-22): Tải về
Mẫu TTLNH-22 Bản cam kết thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia sử dụng dịch vụ quyết toán ròng các hệ thống khác ra sao? (Hình ảnh Internet)
Trình tử xử lý trường hợp có ít nhất một thành viên quyết toán không đủ số dư khi quyết toán như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 21 Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định về trường hợp có ít nhất một thành viên quyết toán không đủ số dư khi quyết toán, trình tự xử lý như sau:
(1) Thành viên quyết toán thực hiện thấu chi trong hạn mức thấu chi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về thấu chi và cho vay qua đêm trong TTLNH để xử lý kết quả quyết toán ròng;
(2) Khi thành viên quyết toán đã sử dụng hết hạn mức thấu chi được cấp nhưng không đủ số dư để xử lý quyết toán ròng, kết quả quyết toán ròng được chuyển vào hàng đợi quyết toán. Khi đủ số dư, kết quả quyết toán ròng được xử lý tiếp;
(3) Thành viên chủ trì bù trừ điện tử (BTĐT) thực hiện vấn tin trên Hệ thống TTLNH Quốc gia để kiểm tra tình trạng xử lý kết quả quyết toán ròng trong hàng đợi; đồng thời, thông báo và yêu cầu thành viên quyết toán không đủ số dư khi quyết toán ròng có biện pháp kịp thời tăng số dư trên tài khoản thanh toán từ nguồn vốn của chính thành viên quyết toán hoặc thông qua các giao dịch trên thị trường tiền tệ hoặc vay vốn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện quyết toán ròng;
(4) Đến thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị thấp Hệ thống TTLNH Quốc gia, trường hợp thành viên quyết toán không đủ khả năng thanh toán, Sở Giao dịch trích (ghi Nợ) tiền ký quỹ thiết lập hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán (nếu có) để thực hiện việc quyết toán ròng.
Ngay sau khi trích (ghi Nợ) tiền ký quỹ thiết lập hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán, Sở Giao dịch thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT biết trong trường hợp Hệ thống TTLNH Quốc gia chưa có chức năng hỗ trợ Thành viên chủ trì BTĐT truy cập để tự theo dõi. Thành viên chủ trì BTĐT điều chỉnh giảm hạn mức BTĐT trên cơ sở giá trị giấy tờ có giá, tiền ký quỹ còn lại của thành viên quyết toán đó;
(5) Đến thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị cao Hệ thống TTLNH Quốc gia, thành viên quyết toán không đủ khả năng thanh toán, Sở Giao dịch lập báo cáo thành viên thiếu vốn theo Mẫu TTLNH-25 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 08/2024/TT-NHNN và thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT, thành viên thiếu vốn.
Thành viên quyết toán không đủ khả năng thanh toán phải lập Giấy nhận nợ vay bù trừ theo Mẫu TTLNH-28 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 08/2024/TT-NHNN gửi Sở Giao dịch để thực hiện quyết toán ròng với lãi suất bằng lãi suất cho vay qua đêm trong TTLNH và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ. Sở Giao dịch thực hiện cho vay và gửi thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT biết để điều chỉnh giảm hạn mức BTĐT bằng không đối với thành viên quyết toán đang có nợ vay thanh toán bù trừ đến khi Sở Giao dịch hoàn thành việc thu hồi nợ;
Đồng thời, gửi thông tin về thành viên vay thanh toán bù trừ cho Vụ Thanh toán để theo dõi; sau khi hoàn thành việc thu nợ, Sở Giao dịch thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT và Vụ Thanh toán;
Xử lý trường hợp có ít nhất một thành viên quyết toán phát sinh khoản vay để quyết toán ròng theo trình tự ra sao?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 21 Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định về trường hợp có ít nhất một thành viên quyết toán phát sinh khoản vay để quyết toán ròng, trình tự xử lý như sau:
- Vào đầu ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày phát sinh khoản vay để quyết toán ròng và trước thời điểm Thành viên chủ trì BTĐT gửi kết quả quyết toán ròng, thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán ròng phải trả cả gốc và lãi vay cho Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp thành viên thiếu vốn quyết toán ròng không hoàn thành việc trả nợ, Sở Giao dịch chủ động thu hồi nợ cho vay để thực hiện quyết toán ròng (bao gồm cả gốc và lãi vay) bằng cách trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của thành viên quyết toán tại Sở Giao dịch theo nguyên tắc thu gốc trước, thu lãi sau;
- Đến cuối ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày phát sinh khoản vay để quyết toán ròng, trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo quy định tại điểm b(i) khoản này mà vẫn không đủ tiền để thu hồi, Sở Giao dịch chuyển toàn bộ số dư nợ còn thiếu sang dư nợ quá hạn; lãi suất đối với dư nợ gốc quá hạn, lãi suất đối với lãi vay chậm trả bằng lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc vay qua đêm quá hạn, lãi suất đối với lãi vay qua đêm chậm trả theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về thấu chi và cho vay qua đêm trong TTLNH, thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT biết số tiền nợ còn thiếu cần thu hồi (bao gồm cả gốc và lãi vay) của thành viên.
Thành viên chủ trì BTĐT phân bổ nghĩa vụ chia sẻ rủi ro cho các thành viên quyết toán còn lại để trả nợ vay cho Sở Giao dịch theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 21 Thông tư 08/2024/TT-NHNN;
Lưu ý: Thông tư 08/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15 tháng 8 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- VSDC quản lý tiền của Thành viên đóng góp vào Quỹ hỗ trợ thanh toán thông qua tài khoản tiền gửi đúng không?
- Áp dụng tương tự pháp luật là gì? Việc áp dụng tương tự pháp luật được thực hiện như thế nào trong dân sự?
- Hợp đồng quyền chọn là loại chứng khoán nào? Công ty quản lý quỹ được đầu tư hợp đồng quyền chọn khi nào?
- Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương hay địa phương? Ai quyết định dự toán chi đầu tư phát triển?
- Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể là gì? Việc nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể bao gồm những hoạt động nào?