Mẫu tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan mới nhất năm 2023?
Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan mới nhất là mẫu nào?
Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan theo mẫu số 12 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 17/2023/NĐ-CP.
Tải Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan: Tại đây.
Mẫu tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan mới nhất năm 2023?
Hồ sơ yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 99 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan
1. Tổ chức đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 2 và 2a Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ, quy định của pháp luật có liên quan yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan (theo Mẫu số 12 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này);
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc giấy đăng ký hoạt động hoặc quyết định thành lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc giữa tổ chức và giám định viên làm việc cho tổ chức.
Như vậy theo quy định trên hồ sơ yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan gồm có:
- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan (theo Mẫu số 12 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 17/2023/NĐ-CP).
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc giấy đăng ký hoạt động hoặc quyết định thành lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc giữa tổ chức và giám định viên làm việc cho tổ chức.
Ai có quyền yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan?
Căn cứ quy định tại Điều 100 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan
1. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:
a) Chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan;
b) Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hoặc bị khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan;
c) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định quy định tại khoản 1 Điều này có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác yêu cầu tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan, người giám định quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện giám định.
3. Tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu tổ chức giám định, giám định viên trả lời kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn yêu cầu;
b) Yêu cầu tổ chức giám định, giám định viên giải thích kết luận giám định;
c) Yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại theo quy định tại Điều 106 của Nghị định này;
d) Thỏa thuận chi phí yêu cầu giám định.
4. Tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp đầy đủ và trung thực các tài liệu, chứng cứ, thông tin liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của tổ chức giám định, giám định viên;
b) Trình bày rõ ràng, cụ thể những vấn đề thuộc nội dung cần yêu cầu giám định;
c) Thanh toán chi phí giám định theo thỏa thuận; tạm ứng chi phí giám định khi có yêu cầu của tổ chức giám định, giám định viên;
d) Nhận lại đối tượng giám định khi có yêu cầu của tổ chức giám định, giám định viên.
Như vậy, theo quy định trên, chủ thể có quyền yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan gồm có:
- Chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.
- Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hoặc bị khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?