Mẫu thông tin về tổ chức cộng đồng quản lý nguồn lợi thủy sản là mẫu nào theo quy định của pháp luật?
Thông tin về tổ chức cộng đồng quản lý nguồn lợi thủy sản phải có trong hồ sơ đề nghị công nhận và giao quyền quản lý đúng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng
1. Hồ sơ đề nghị công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý theo Mẫu số 02.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 03.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Bản chính biên bản họp tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 05.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Theo đó, khi đề nghị công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì trong hồ sơ phải có các giấy tờ sau:
(1) Đơn đề nghị công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng;
(2) Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý;
(3) Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng;
(4) Thông tin về tổ chức cộng đồng;
(5) Bản chính biên bản họp tổ chức cộng đồng.
Như vậy, thông tin về tổ chức cộng đồng quản lý nguồn lợi thủy sản là một trong những nội dung phải có trong hồ sơ đề nghị công nhận và giao quyền quản lý.
Mẫu thông tin về tổ chức cộng đồng quản lý nguồn lợi thủy sản là mẫu nào?
Mẫu thông tin về tổ chức cộng đồng quản lý nguồn lợi thủy sản là Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP sau đây:
TẢI VỀ Mẫu thông tin về tổ chức cộng đồng quản lý nguồn lợi thủy sản
Mẫu thông tin về tổ chức cộng đồng quản lý nguồn lợi thủy sản là mẫu nào theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Trình tự công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng
...
2. Trình tự công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng như sau:
a) Đại diện tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thủy sản;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thông báo Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và khu dân cư nơi dự kiến thực hiện đồng quản lý;
c) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo theo quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 06.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không công nhận và không giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
3. Thẩm định hồ sơ công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Thủy sản;
b) Sự phù hợp của phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý và Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng đã được ít nhất 2/3 số thành viên tổ chức cộng đồng biểu quyết thông qua với quy định của pháp luật về thủy sản, pháp luật có liên quan và điều kiện thực tế tại địa phương.
...
Như vậy, trình tự công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng được thực hiện như sau:
Bước 1: Đại diện tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền;
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thông báo Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và khu dân cư nơi dự kiến thực hiện đồng quản lý;
Bước 3: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo tại bước 2, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng.
Trường hợp không công nhận và không giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Theo đó, việc thẩm định hồ sơ công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Thủy sản 2017;
- Sự phù hợp của phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý và Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng đã được ít nhất 2/3 số thành viên tổ chức cộng đồng biểu quyết thông qua với quy định của pháp luật về thủy sản, pháp luật có liên quan và điều kiện thực tế tại địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?