Mẫu thông báo số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội của các tổ chức tín dụng nhà nước là mẫu nào?
- Tổ chức tín dụng nhà nước phải gửi thông báo số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong thời gian nào?
- Mẫu thông báo số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội của các tổ chức tín dụng nhà nước là mẫu nào?
- Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong việc duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội là gì?
Tổ chức tín dụng nhà nước phải gửi thông báo số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong thời gian nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 21/2021/TT-NHNN về trách nhiệm của tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội cụ thể như sau:
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội
1. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng nhà nước
a) Thực hiện duy trì, điều chỉnh số dư tiền gửi theo các quy định tại Thông tư này;
b) Định kỳ trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, tổ chức tín dụng nhà nước báo cáo số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam và lãi suất huy động đối với từng kỳ hạn tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ);
c) Định kỳ trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, tổ chức tín dụng nhà nước gửi thông báo số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này cho Ngân hàng Chính sách xã hội;
d) Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu gửi Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Trách nhiệm của Ngân hàng Chính sách xã hội
a) Phối hợp thực hiện việc gửi tiền, điều chỉnh số dư tiền gửi theo quy định tại Thông tư này;
b) Báo cáo kết quả việc duy trì số dư tiền gửi của tổ chức tín dụng nhà nước theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) chậm nhất vào ngày 05 tháng 3 hằng năm;
Như vậy, định kỳ trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, tổ chức tín dụng nhà nước gửi thông báo số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định.
Tổ chức tín dụng nhà nước phải gửi thông báo số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong thời gian nào? (Hình từ Internet)
Mẫu thông báo số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội của các tổ chức tín dụng nhà nước là mẫu nào?
Mẫu thông báo số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội của các tổ chức tín dụng nhà nước được quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-NHNN và có những nội dung cơ bản như sau:
1. Số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư .../2021/TT-NHNN đến 31/12 năm trước
1.1 Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu có thời hạn phát hành dưới 12 tháng
...
2. Số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong năm ... (2 = 1*2%)
3. Số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội đến 31/12 năm trước
Đồng thời, như đã phân tích ở trên thì định kỳ trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, tổ chức tín dụng nhà nước gửi thông báo số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định.
Tải về Mẫu thông báo số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội của các tổ chức tín dụng nhà nước.
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong việc duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội là gì?
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Điều 7 Thông tư 21/2021/TT-NHNN cụ thể như sau:
- Vụ Chính sách tiền tệ có trách nhiệm
+ Tính toán và thông báo mức lãi suất huy động vốn bình quân chung để làm cơ sở xác định lãi suất số dư tiền gửi trước ngày 31 tháng 01 hằng năm và xem xét, quyết định điều chỉnh mức lãi suất huy động vốn bình quân chung theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 21/2021/TT-NHNN;
+ Đầu mối xử lý các vấn đề vướng mắc liên quan đến việc duy trì số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong quá trình triển khai Thông tư 21/2021/TT-NHNN.
- Vụ Tín dụng các ngành kinh tế phối hợp theo dõi tình hình duy trì số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội để phục vụ cho công tác quản lý, theo dõi và phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện các chương trình tín dụng chính sách nhà nước.
- Cơ quan Thanh tra giám sát, ngân hàng có trách nhiệm
+ Theo dõi, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Thông tư 21/2021/TT-NHNN và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
+ Căn cứ kết luận thanh tra, thông báo nội dung vi phạm, việc xử lý vi phạm quy định tại Thông tư này (nếu có) tới các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước để biết, phối hợp xử lý theo chức năng, nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bạo lực học đường là hành vi như thế nào? Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường được thực hiện như thế nào?
- Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?