Mẫu thông báo kết quả xác nhận thực phẩm nhập khẩu không đạt yêu cầu nhập khẩu là mẫu nào theo Nghị định 15?
Mẫu thông báo kết quả xác nhận thực phẩm nhập khẩu không đạt yêu cầu nhập khẩu là mẫu nào?
Mẫu thông báo kết quả xác nhận thực phẩm nhập khẩu không đạt yêu cầu nhập khẩu theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:
Tải về Mẫu thông báo kết quả xác nhận thực phẩm nhập khẩu không đạt yêu cầu nhập khẩu
Mẫu thông báo kết quả xác nhận thực phẩm nhập khẩu không đạt yêu cầu nhập khẩu là mẫu nào? (hình từ internet)
Thực phẩm nhập khẩu không đạt yêu cầu nhập khẩu thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về xử lý thực phẩm không đạt yêu cầu thực phẩm nhập khẩu như sau:
Xử lý thực phẩm không đạt yêu cầu thực phẩm nhập khẩu
1. Sau khi hoàn tất việc xử lý đối với thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quyết định của cơ quan kiểm tra nhà nước, chủ hàng có trách nhiệm báo cáo cơ quan kiểm tra nhà nước và cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố một trong các giấy tờ sau:
a) Chứng từ tái xuất đối với trường hợp áp dụng hình thức tái xuất;
b) Biên bản tiêu hủy có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
c) Hợp đồng chuyển mục đích sử dụng giữa chủ hàng với bên mua hoặc bên nhận chuyển nhượng lô hàng, mặt hàng. Bên mua hoặc nhận chuyển nhượng lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu không được sử dụng lô hàng, mặt hàng đó làm thực phẩm.
2. Sau khi hoàn thành việc khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn, nếu muốn nhập khẩu vào Việt Nam, chủ hàng có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký kiểm tra theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn mà lô hàng, mặt hàng vẫn không đạt yêu cầu nhập khẩu thì phải áp dụng một trong các hình thức xử lý quy định tại các điểm c và d khoản 3 Điều 55 Luật an toàn thực phẩm.
Như vậy, xử lý thực phẩm không đạt yêu cầu thực phẩm nhập khẩu như sau:
(1) Sau khi hoàn tất việc xử lý đối với thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quyết định của cơ quan kiểm tra nhà nước, chủ hàng có trách nhiệm báo cáo cơ quan kiểm tra nhà nước và cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố một trong các giấy tờ sau:
- Chứng từ tái xuất đối với trường hợp áp dụng hình thức tái xuất;
- Biên bản tiêu hủy có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
- Hợp đồng chuyển mục đích sử dụng giữa chủ hàng với bên mua hoặc bên nhận chuyển nhượng lô hàng, mặt hàng. Bên mua hoặc nhận chuyển nhượng lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu không được sử dụng lô hàng, mặt hàng đó làm thực phẩm.
(2) Sau khi hoàn thành việc khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn, nếu muốn nhập khẩu vào Việt Nam, chủ hàng có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký kiểm tra sản phẩm nhập khẩu.
Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn mà lô hàng, mặt hàng vẫn không đạt yêu cầu nhập khẩu thì phải áp dụng một trong các hình thức xử lý:
- Tái xuất;
- Tiêu hủy.
Cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu có trách nhiệm:
- Quyết định áp dụng chuyển đổi phương thức kiểm tra từ phương thức kiểm tra thông thường sang phương thức kiểm tra giảm và áp dụng phương thức kiểm tra thông thường sau 03 (ba) lần kiểm tra chặt đạt yêu cầu thực phẩm nhập khẩu;
- Tiến hành kiểm tra thực phẩm theo phương thức và thủ tục được quy định tại Nghị định này;
- Tuân thủ việc lấy mẫu, lưu mẫu theo quy định của pháp luật;
- Thu phí, lệ phí kiểm tra, kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
- Bảo đảm trình độ chuyên môn, tính chính xác, trung thực và khách quan khi kiểm tra, xác nhận an toàn thực phẩm đối với các lô hàng, mặt hàng nhập khẩu;
- Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương;
- Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của chủ hàng. Nếu gây thiệt hại cho chủ hàng, cơ quan kiểm tra nhà nước phải hoàn trả toàn bộ phí kiểm nghiệm, phí kiểm tra, đồng thời phải bồi thường thiệt hại cho chủ hàng (nếu có) theo quy định của pháp luật;
- Lưu trữ hồ sơ kiểm tra theo quy định của pháp luật và xuất trình hồ sơ lưu trữ khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
- Thực hiện báo cáo 06 tháng/lần về bộ quản lý chuyên ngành tương ứng theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP hoặc báo cáo đột xuất khi có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương của Việt Nam hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất hoặc báo cáo về kết quả xử lý thực phẩm không đạt yêu cầu đối với thực phẩm nhập khẩu.
Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì Cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu là cơ quan được Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Công Thương giao hoặc chỉ định.
Trường hợp một lô hàng nhập khẩu có nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều bộ thì cơ quan kiểm tra nhà nước là cơ quan được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao hoặc chỉ định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi sinh hoạt phí đào tạo ngắn hạn cho lưu học sinh Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam là bao nhiêu?
- Phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác Lênin? Đối tượng của Kinh tế chính trị Mác Lê nin là gì?
- Bảng lương Viên chức năm 2025 chi tiết thế nào? Tăng lương Viên chức năm 2025 trong trường hợp nào?
- Thủ tục cho phép trường đại học hoạt động đào tạo thực hiện theo Nghị định 125 như thế nào?
- Người nộp thuế có bị ấn định thuế khi không xuất trình sổ kế toán xác định số tiền thuế phải nộp không?