Mẫu thông báo họp phụ huynh đầu năm học cho mọi cấp học? Một năm học họp phụ huynh bao nhiêu lần?
- Mẫu thông báo họp phụ huynh đầu năm học cho mọi cấp học? Một năm học họp phụ huynh bao nhiêu lần?
- Ban đại diện cha mẹ học sinh trường có quyền quyết định việc tổ chức cuộc họp phụ huynh không?
- Nhiệm kỳ của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là mấy năm? Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo nguyên tắc gì?
Mẫu thông báo họp phụ huynh đầu năm học cho mọi cấp học? Một năm học họp phụ huynh bao nhiêu lần?
Thông báo họp phụ huynh đầu năm học là một tài liệu quan trọng được nhà trường sử dụng để thông báo đến các bậc phụ huynh về buổi họp đầu năm học.
Có thể tham khảo Mẫu thông báo họp phụ huynh đầu năm học cho mọi cấp học dưới đây:
[1] Mẫu thông báo họp phụ huynh trường mầm non đầu năm học:
[2] Mẫu thông báo họp phụ huynh trường tiểu học đầu năm học:
[3] Mẫu thông báo họp phụ huynh trường trung học cơ sở (THCS) năm học:
[4] Mẫu thông báo họp phụ huynh trường Trung học phổ thông (THPT) năm học:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định họp phụ huynh như sau:
Hoạt động của cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Các cuộc họp của toàn thể cha mẹ học sinh:
a) Đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh cử Ban đại diện học sinh lớp với số thành viên quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Điều lệ này. Trong năm học, tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp ba lần: Vào đầu năm học, khi kết thúc học kỳ một, khi kết thúc năm học và tổ chức họp bất thường khi có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu;
...
Theo đó, một năm học có thể tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh ba lần, cụ thể:
- Họp phụ huynh vào đầu năm.
- Họp phụ huynh khi kết thúc học kỳ một.
- Họp phụ huynh khi kết thúc năm học.
Ngoài ra, nếu có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu thì tổ chức cuộc họp bất thường.
Mẫu thông báo họp phụ huynh đầu năm học cho mọi cấp học? Một năm học họp phụ huynh bao nhiêu lần? (Hình từ Internet)
Ban đại diện cha mẹ học sinh trường có quyền quyết định việc tổ chức cuộc họp phụ huynh không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT như sau:
Hoạt động của cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Các cuộc họp của toàn thể cha mẹ học sinh:
...
b) Việc tổ chức hay không tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh trường do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định.
2. Các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
a) Đầu năm học giáo viên chủ nhiệm lớp triệu tập cuộc họp đầu tiên của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cử trưởng ban, phó trưởng ban. Sau khi được cử, trưởng ban điều hành cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh để thông qua chương trình hoạt động cả năm học.
Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tổ chức các cuộc họp thường kỳ theo chương trình hoạt động cả năm học và có thể họp bất thường khi có ít nhất 50% số cha mẹ học sinh đề nghị hoặc do trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp quyết định;
b) Đầu năm học, Hiệu trưởng họp với trưởng ban và phó trưởng ban của tất cả các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để cử ra Ban đại diện cha mẹ học sinh trường trong số những người thuộc thành phần được triệu tập họp, có thể cử cả người vắng mặt nếu đã được người đó đồng ý tham gia. Sau đó, Hiệu trưởng chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để Ban đại diện cha mẹ học sinh trường cử trưởng ban, các phó trưởng ban, nếu cần có thể cử các thành viên thường trực. Sau khi được cử, trưởng ban điều hành cuộc họp tất cả các trưởng ban, phó trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để thông qua chương trình hoạt động cả năm học;
...
Theo đó, việc tổ chức hay không tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh trường do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định.
Như vậy, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường có quyền quyết định việc tổ chức cuộc họp phụ huynh.
Nhiệm kỳ của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là mấy năm? Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo nguyên tắc gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT có quy định:
Tổ chức của Ban đại diện cha mẹ học sinh
...
3. Nhiệm kỳ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là một năm học; các Ban đại diện cha mẹ học sinh hết nhiệm kỳ khi bắt đầu năm học tiếp sau, riêng Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cuối cấp học hết nhiệm kỳ khi kết thúc năm học.
4. Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh có thể thay đổi, bổ sung khi cần thiết theo đề nghị của trưởng ban. Việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp do toàn thể cha mẹ học sinh lớp quyết định; việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh trường do toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định.
5. Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Các nội dung thảo luận, thống nhất trong Ban đại diện cha mẹ học sinh được ghi trong biên bản cuộc họp.
Như vậy, nhiệm kỳ của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là một năm học; các Ban đại diện cha mẹ học sinh hết nhiệm kỳ khi bắt đầu năm học tiếp sau, riêng Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cuối cấp học hết nhiệm kỳ khi kết thúc năm học.
Cũng theo đó, Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Các nội dung thảo luận, thống nhất trong Ban đại diện cha mẹ học sinh được ghi trong biên bản cuộc họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn kiểm toán được thực hiện trong bao lâu? Khi thực hiện kiểm toán nếu cần thay đổi thời hạn kiểm toán thì cần làm gì?
- Quyền của bên bảo lãnh đối ứng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bảo lãnh đối ứng thế nào?
- Số tiền lì xì đẹp Tết là bao nhiêu? Số tiền lì xì may mắn cho người yêu? Tiền lì xì của công ty có tính thuế TNCN không?
- Thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên từ 1/1/2025 như thế nào?
- Quy định về đồng bảo lãnh theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền hạn gì?