Mẫu Thẻ đeo đại hội chi bộ? Tổng hợp mẫu Thẻ đeo đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27 mới nhất, chi tiết?
Mẫu Thẻ đeo đại hội chi bộ? Tổng hợp mẫu Thẻ đeo đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27 mới nhất, chi tiết?
Mẫu Thẻ đeo đại hội chi bộ/ Tổng hợp mẫu Thẻ đeo đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27 mới nhất, chi tiết:
(1) THẺ ĐẠI BIỂU LÀ ĐẢNG VIÊN CHI BỘ
(2) THẺ ĐẠI BIỂU VIÊN CHỨC CHƯA LÀ ĐẢNG VIÊN, KHÁCH MỜI
Tải về Tổng hợp mẫu Thẻ đeo đại hội chi bộ
Mẫu Thẻ đeo đại hội chi bộ? Tổng hợp mẫu Thẻ đeo đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27 mới nhất, chi tiết? (Hình từ Internet)
Quy định về Phiếu bầu cử tại Đại hội chi bộ theo Quyết định 190?
Căn cứ tại Điều 1 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024:
Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Quy chế này được áp dụng đối với việc bầu cử tại đại hội chi bộ, đại hội đảng bộ các cấp; bầu cử ở hội nghị ban chấp hành, hội nghị ủy ban kiểm tra,
Việc bầu cử ở Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng đo Đại hội quyết định.
Cấp ủy, tổ chức đảng giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ được vận dụng theo Quy chế này.
Theo đó, Phiếu bầu cử tại Đại hội chi bộ được quy định tại Điều 15 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024, cụ thể như sau:
(1) Phiếu bầu in họ và tên những người trong danh sách bầu cử (nơi không có điều kiện in phiếu, ban kiểm phiếu đại hội ghi danh sách bầu cử trên phiếu); đóng dấu của cấp ủy triệu tập đại hội ở góc trái phía trên của phiếu bầu, chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở (hoặc đảng bộ bộ phận) thì đóng dấu của cấp ủy cơ sở.
Trường hợp danh sách bầu có số dư, phiếu bầu được chia làm 2 cột là: số thứ tự, họ và tên. Người bầu cử nếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử thì gạch giữa cả chữ họ và tên của người mà mình không bầu.
Trường hợp danh sách bầu không có số dư, phiếu bầu được chia làm 4 cột là: Số thứ tự, họ và tên; đồng ý; không đồng ý. Người bầu cử lựa chọn để đánh dấu X vào ô đồng ý hoặc ô không đồng ý tương ứng với họ và tên người trong danh sách bầu cử.
(2) Phiếu hợp lệ và không hợp lệ:
- Phiếu hợp lệ là phiếu do ban kiểm phiếu phát ra, phiếu bầu đủ hoặc thiếu số lượng cần bầu; phiếu bầu mà danh sách bầu cử chỉ có một người, người bầu cử đánh dấu X vào một trong hai ô đồng ý hoặc không đồng ý; phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) tương ứng với họ và tên của một người hoặc một số người trong danh sách bầu cử.
- Phiếu không hợp lệ là phiếu không do ban kiểm phiếu phát ra; phiếu bầu nhiều hơn số lượng quy định; phiếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử nhiều người; phiếu đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý hoặc để trống cả hai ô trong danh sách bầu cử chỉ có một người; phiếu đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý tương ứng với họ và tên của tất cả những người trong danh sách bầu cử có nhiều người; phiếu bầu người ngoài danh sách bầu cử; phiếu có đánh dấu hoặc dùng nhiều loại mực; phiếu ký tên hoặc viết thêm.
Quy chế bầu cử trong Đảng: Xử lý vi phạm thế nào?
Việc xử lý vi phạm được quy định tại Chương VI Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024, cụ thể:
A. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, vi phạm Quy chế bầu cử
(1) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày bế mạc đại hội (hội nghị), nếu có đơn, thư khiếu nại về bầu cử, thì Ủy ban kiểm tra của cấp ủy cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xác minh, kiểm tra lại và báo cáo cấp ủy cùng cấp xem xét, quyết định.
(2) Nếu phát hiện thấy có sự vi phạm nguyên tắc, thủ tục bầu cử thì cấp ủy cấp trên có quyền bãi bỏ kết quả bầu cử của đại hội hoặc của hội nghị cấp ủy cấp dưới, chỉ đạo đại hội (hội nghị) tiến hành bầu cử lại; trường hợp cá nhân, đã được bầu vào cấp ủy hoặc Ủy ban kiểm tra cấp dưới nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định, cấp ủy cấp trên có quyền không chuẩn y công nhận cấp ủy viên hoặc ủy viên ủy ban kiểm tra cấp đó.
B. Xử lý vi phạm quy chế bầu cử
Người cố tình gây cản trở cho việc bầu cử, vi phạm quy chế bầu cử, thì cấp ủy có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định về kỷ luật trong Đảng.
C. Thời hạn lưu trữ phiếu bầu cử
Phiếu bầu cử được ban kiểm phiếu niêm phong và chuyển cho đoàn chủ tịch để bàn giao cho cấp ủy lưu trữ trong thời hạn 6 tháng. Trong thời, gian này, nếu không có quyết định của cấp có thẩm quyền, không ai được tự ý mở niêm phong.
Quá 6 tháng, nếu không có khiếu nại, tố cáo về kết quả bầu cử thì cấp ủy cùng cấp quyết định cho hủy số phiếu đó.
(Điều 33, 34, 35 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án Cuộc thi 'Tìm hiểu Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024' trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc?
- Phương thức tuyển sinh trường Đại học Xây dựng Hà Nội 2025? Danh mục ngành, tổ hợp môn xét tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh 2025 ra sao?
- Phương thức tuyển sinh Học viện Ngân hàng 2025? Tuyển sinh Đại học 2025 phải đáp ứng nguyên tắc cơ bản nào?
- Bài phát biểu của lãnh đạo xã ngày 27 2 ngắn gọn? Bài phát biểu ôn lại truyền thống ngày 27 2 của lãnh đạo?
- Lời chúc ngày 8 tháng 3 cho toàn thể chị em phụ nữ? Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 3 công đoàn có chi tiền để tặng quà cho lao động nữ?