Mẫu sổ theo dõi việc thi hành án của văn phòng thừa phát lại là mẫu nào? Khi thiết kế sổ phải chú ý những vấn đề gì?
- Mẫu sổ theo dõi việc thi hành án của văn phòng thừa phát lại là mẫu nào? Khi thiết kế sổ phải chú ý những vấn đề gì?
- Lập, quản lý và sử dụng sổ theo dõi việc thi hành án của văn phòng thừa phát lại được quy định như thế nào?
- Văn phòng thừa phát lại không lập sổ theo dõi việc thi hành án theo quy định thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Mẫu sổ theo dõi việc thi hành án của văn phòng thừa phát lại là mẫu nào? Khi thiết kế sổ phải chú ý những vấn đề gì?
Mẫu sổ theo dõi việc thi hành án của văn phòng thừa phát lại là Mẫu TP-TPL-S-05 được ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BTP
Tải về Mẫu sổ theo dõi việc thi hành án của văn phòng thừa phát lại.
Khi thiết kế sổ theo dõi việc thi hành án của văn phòng thừa phát lại phải chú ý những vấn đề gì?
Khi thiết kế sổ theo dõi việc thi hành án của văn phòng thừa phát lại phải chú ý đến những vấn đề sau:
- Bìa 1 (bìa cứng), in trên giấy khổ A3);
- Bìa 2, in trên giấy khổ A3);
- Trang ruột, in trên giấy khổ A3.
Lập, quản lý và sử dụng sổ theo dõi việc thi hành án của văn phòng thừa phát lại được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 41 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về lập, quản lý và sử dụng sổ trong tổ chức và hoạt động Thừa phát lại như sau:
- Văn phòng Thừa phát lại lập, quản lý và sử dụng sổ theo dõi việc thi hành án quy định tại Mẫu TP-TPL-S-05 được ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BTP.
- Sổ theo dõi việc thi hành án phải ghi ngày mở sổ là ngày 01 tháng 01, ngày khóa sổ là ngày 31 tháng 12, được đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật.
Việc lập sổ, ghi sổ và khóa sổ được thực hiện theo quy định tại Điều 40 của Thông tư 05/2020/TT-BTP.
Văn phòng Thừa phát lại có thể lập sổ điện tử, ngày mở sổ là ngày 01 tháng 01, ngày khóa sổ là ngày 31 tháng 12.
Định kỳ hàng tháng, Văn phòng Thừa phát lại phải in, đóng thành quyển và đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Việc lập, quản lý, sử dụng các loại sổ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Thông tư 05/2020/TT-BTP được thực hiện theo quy định của pháp luật về Thừa phát lại, pháp luật về lưu trữ, thống kê, thuế, tài chính và pháp luật có liên quan.
Sổ về văn thư, lưu trữ, kế toán, tài chính và các loại sổ khác thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Lập, quản lý và sử dụng sổ theo dõi việc thi hành án của văn phòng thừa phát lại được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Văn phòng thừa phát lại không lập sổ theo dõi việc thi hành án theo quy định thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 33 Nghị định 82/2020/NĐ-CP hành vi vi phạm quy định về hoạt động của văn phòng thừa phát lại như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của văn phòng thừa phát lại
...
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không có biển hiệu theo quy định;
b) Không lập, quản lý, sử dụng sổ sách, biểu mẫu theo quy định;
c) Không thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; không chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc báo cáo phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát;
d) Không gửi vi bằng, tài liệu chứng minh về Sở Tư pháp để đăng ký theo quy định;
đ) Thu chi phí không đúng quy định hoặc cao hơn mức đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ;
e) Hoạt động không đúng địa chỉ trụ sở ghi trong giấy đăng ký hoạt động;
g) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho thừa phát lại không đầy đủ hoặc không liên tục.
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4, các điểm a và d khoản 5 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 5 Điều này;
d) Tịch thu tang vật là quyết định cho phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3, các điểm a, d và đ khoản 5, khoản 6 Điều này.
Như vậy, văn phòng thừa phát lại không lập sổ theo dõi việc thi hành án thì có thể bị xem là không lập, quản lý, sử dụng sổ sách, biểu mẫu theo quy định và có thể bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?