Mẫu sổ theo dõi việc lập vi bằng của văn phòng thừa phát lại là mẫu nào? Sổ phải được thiết kế trên khổ giấy nào?
- Mẫu sổ theo dõi việc lập vi bằng của văn phòng thừa phát lại là mẫu nào? Sổ phải được thiết kế trên khổ giấy nào?
- Khi chưa hết năm mà sử dụng sổ theo dõi việc lập vi bằng khác thì văn phòng thừa phát lại ghi số vi bằng như thế nào?
- Văn phòng thừa phát lại sử dụng sổ theo dõi việc lập vi bằng khác khi chưa hết năm mà đánh số thứ tự ghi trong sổ lại từ đầu thì có bị đình chỉ hoạt động không?
Mẫu sổ theo dõi việc lập vi bằng của văn phòng thừa phát lại là mẫu nào? Sổ phải được thiết kế trên khổ giấy nào?
Mẫu sổ theo dõi việc lập vi bằng của văn phòng thừa phát lại là Mẫu TP-TPL-S-02 được ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BTP.
Tải về Mẫu sổ theo dõi việc lập vi bằng của văn phòng thừa phát lại.
Sổ theo dõi việc lập vi bằng của văn phòng thừa phát lại phải được thiết kế trên khổ giấy A3, Bìa 1 là bìa cứng.
Lưu ý: trên trang bìa phải ghi rõ:
Sổ theo dõi việc lập vi bằng của văn phòng thừa phát lại là Quyển số bao nhiêu.
Tổng số trang và thời gian sử dụng của sổ.
Khi chưa hết năm mà sử dụng sổ theo dõi việc lập vi bằng khác thì văn phòng thừa phát lại ghi số vi bằng như thế nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 40 Thông tư 05/2020/TT-BTP thì số vi bằng là số thứ tự ghi trong sổ theo dõi việc lập vi bằng được ghi theo từng năm, kèm theo năm lập vi bằng và ký hiệu “VB”.
Đối với trường hợp chưa hết năm mà sử dụng sổ theo dõi việc lập vi bằng khác thì văn phòng thừa phát lại ghi số vi bằng như sau:
Văn phòng thừa phát lại lấy số thứ tự tiếp theo của sổ theo dõi việc lập vi bằng liền trước để tiếp tục ghi sổ theo quy định.
Bởi, số thứ tự trong sổ theo dõi việc lập vi bằng được ghi liên tục từ số 01 cho đến số cuối cùng của năm đó.
Lưu ý: Số vi bằng được lấy theo ngày kết thúc việc lập vi bằng.
Ngoài ra, sổ theo dõi việc lập vi bằng dùng để quản lý vi bằng tại Văn phòng Thừa phát lại.
Sổ phải được viết liên tiếp theo thứ tự từng trang, không được bỏ trống và thực hiện theo từng năm. Khi hết năm, Văn phòng Thừa phát lại thực hiện khóa sổ và thống kê tổng số vi bằng đã lập trong năm đó.
Khi chưa hết năm mà sử dụng sổ theo dõi việc lập vi bằng khác thì văn phòng thừa phát lại ghi số vi bằng như thế nào? (Hình từ Internet)
Văn phòng thừa phát lại sử dụng sổ theo dõi việc lập vi bằng khác khi chưa hết năm mà đánh số thứ tự ghi trong sổ lại từ đầu thì có bị đình chỉ hoạt động không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Nghị định 82/2020/NĐ-CP hành vi vi phạm quy định về hoạt động của văn phòng thừa phát lại:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của văn phòng thừa phát lại
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không niêm yết lịch làm việc hoặc nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở văn phòng thừa phát lại;
b) Không niêm yết thủ tục hoặc chi phí thực hiện công việc tại trụ sở văn phòng thừa phát lại;
c) Lập, quản lý, sử dụng sổ sách, biểu mẫu không đúng quy định;
d) Thực hiện không đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; chấp hành không đầy đủ yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc báo cáo phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát;
đ) Sử dụng biển hiệu không đúng mẫu quy định;
e) Không bảo đảm trang phục cho thừa phát lại theo quy định;
g) Lưu trữ hồ sơ công việc không đúng quy định.
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4, các điểm a và d khoản 5 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 5 Điều này;
d) Tịch thu tang vật là quyết định cho phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3, các điểm a, d và đ khoản 5, khoản 6 Điều này.
Như vậy, việc văn phòng thừa phát lại sử dụng sổ theo dõi việc lập vi bằng khác khi chưa hết năm mà đánh số thứ tự ghi trong sổ lại từ đầu thì có thể được xem là hành vi lập, quản lý, sử dụng sổ sách không đúng quy định.
Theo đó, đối với hành vi vi phạm này văn phòng thừa phát lại bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng mà không bị đình chỉ hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?