Mẫu sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Hướng dẫn cách điền mẫu sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân?
- Doanh nghiệp tư nhân thành lập vào cuối năm thì đợi đến ngày đầu tiên của năm tài chính tiếp theo mới thực hiện mở sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng đúng không?
Mẫu sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Sổ này chỉ áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp và ghi sổ kế toán "Đơn". Sổ này dùng để phản ánh số thuế giá trị gia tăng phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.
Mẫu sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân được hướng dẫn tại Mẫu số S61-DN Phụ lục số 04 ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Lưu ý: Sổ này áp dụng cho các doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp.
Tải về Mẫu sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân mới nhất hiện nay.
Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng
Hướng dẫn cách điền mẫu sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân?
Căn cứ và phương pháp ghi sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân được hướng dẫn tại Mẫu số S61-DN Phụ lục số 04 ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Sổ này được mở hàng tháng, được ghi chép theo từng Hóa đơn giá trị gia tăng (Mỗi hóa đơn ghi 01 dòng). Riêng thuế giá trị gia tăng phải nộp có thể không ghi theo từng Hóa đơn, 1 tháng có thể ghi 1 lần vào thời điểm cuối tháng.
- Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ (Hoá đơn giá trị gia tăng, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng).
-Cột C: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cột 1: Ghi số tiền thuế giá trị gia tăng đã nộp trong kỳ theo từng chứng từ.
- Cột 2: Ghi số tiền thuế giá trị gia tăng còn phải nộp đầu kỳ, số tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp phát sinh trong kỳ theo từng chứng từ, số tiền thuế giá trị gia tăng còn phải nộp cuối kỳ.
Cuối kỳ, kế toán tiến hành khóa sổ, cộng số phát sinh thuế giá trị gia tăng phải nộp, đã nộp trong kỳ và tính ra số thuế giá trị gia tăng còn phải nộp cuối kỳ. Sau khi khóa sổ kế toán, người ghi sổ và kế toán trưởng phải ký và ghi họ tên.
Doanh nghiệp tư nhân thành lập vào cuối năm thì đợi đến ngày đầu tiên của năm tài chính tiếp theo mới thực hiện mở sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng đúng không?
Việc mở sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo khoản 1 Điều 124 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Mở, ghi sổ kế toán và chữ ký
1. Mở sổ
Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán. Sổ kế toán có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời. Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ. Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau:
- Đối với sổ kế toán dạng quyển: Trang đầu sổ phải ghi tõ tên doanh nghiệp, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán và kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác. Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán.
- Đối với sổ tờ rời: Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên doanh nghiệp, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ. Các tờ rời trước khi dùng phải được giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ đăng ký sử dụng sổ tờ rời. Các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo sự an toàn, dễ tìm.
2. Ghi sổ: Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.
3. Khoá sổ: Cuối kỳ kế toán phải khoá sổ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính. Ngoài ra phải khoá sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Đối với người ghi sổ thuộc các đơn vị dịch vụ kế toán phải ký và ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người ghi sổ kế toán là cá nhân hành nghề ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.
Theo đó, sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng phải mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp tư nhân mới thành lập, sổ phải mở từ ngày thành lập.
Như vậy, doanh nghiệp tư nhân thành lập vào cuối năm thì thì thực hiện mở sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng từ ngày thành lập chứ không phải đợi đến ngày đầu tiên của năm tài chính tiếp theo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ký hiệu biển số xe quân sự 2025? Ký hiệu biển số xe của các cơ quan, đơn vị theo Thông tư 69 như thế nào?
- Việc công bố quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng phải thông qua những hình thức nào?
- Hạch toán chiết khấu thương mại theo Thông tư 200 thế nào? Hướng dẫn hạch toán chiết khấu thương mại?
- Tết Tây 2025 là ngày mấy? Tết Tây là tết gì? Tết Tây 2025 nhằm ngày mấy âm lịch? Tết Tây 2025 là thứ mấy?
- Mẫu lời chúc Tết Dương lịch của thầy cô giáo gửi phụ huynh, học sinh hay và ý nghĩa? Giáo viên có được nghỉ Tết Dương lịch không?