Mẫu Sổ theo dõi tài sản, thiết bị, đồ chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo? Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo là những trẻ em có độ tuổi bao nhiêu?
Mẫu Sổ theo dõi tài sản, thiết bị, đồ chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo?
Căn cứ khoản 3 Điều 21 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối với giáo viên như sau:
Hồ sơ quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
…
3. Đối với giáo viên
a) Kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;
b) Sổ theo dõi trẻ em;
c) Sổ theo dõi tài sản, thiết bị, đồ chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
Theo đó, sổ theo dõi tài sản, thiết bị, đồ chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo là một trong những hồ sơ quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối với giáo viên.
Tuy nhiên hiện nay, Luật Giáo dục 2019 và các văn bản pháp luật liên quan không quy định cụ thể Mẫu Sổ theo dõi tài sản, thiết bị, đồ chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
Giáo viên, nhà trường có thể tham khảo Mẫu Sổ theo dõi tài sản, thiết bị, đồ chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu Sổ theo dõi tài sản, thiết bị, đồ chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
Lưu ý: Mẫu Sổ theo dõi tài sản, thiết bị, đồ chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể điều chỉnh các cột trong bảng theo nhu cầu thực tế hoặc thêm các phần cần thiết khác.
Mẫu Sổ theo dõi tài sản, thiết bị, đồ chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo? Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo là những trẻ em có độ tuổi bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn sử dụng Sổ theo dõi tài sản, thiết bị, đồ chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo? Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo là những trẻ em có độ tuổi bao nhiêu?
Mẫu sổ theo dõi tài sản, thiết bị, đồ chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo nêu trên bao gồm 5 phần chính:
- Thông tin chung về lớp/nhóm
- Bảng theo dõi tài sản, thiết bị
- Bảng theo dõi đồ chơi
- Nhật ký bảo quản, sửa chữa
- Kiểm kê định kỳ
Hướng dẫn sử dụng Sổ theo dõi tài sản, thiết bị, đồ chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo:
- Ghi chép đầy đủ thông tin về tài sản, thiết bị, đồ chơi khi nhận mới
- Cập nhật tình trạng định kỳ (hàng tháng/quý)
- Ghi chép kịp thời các trường hợp hư hỏng, sửa chữa
- Thực hiện kiểm kê định kỳ theo quy định
- Lưu giữ sổ cẩn thận, ghi chép rõ ràng, sạch sẽ
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
1. Trẻ em được tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
a) Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số lượng trẻ em tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:
- Nhóm trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ em;
- Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ em;
- Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ em;
b) Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số lượng trẻ em tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:
- Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 25 trẻ em;
- Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 30 trẻ em;
- Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ em.
...
Theo như quy định trên, nhóm trẻ là những trẻ em trong độ tuổi từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi.
Đối với độ tuổi trẻ em lớp mẫu giáo là những trẻ từ 03 tuổi đến 06 tuổi.
Lưu ý:
- Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không đủ 50% so với số trẻ tối đa được quy định tại điểm a và điểm b, khoản 1 của Điều 15 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép có không quá 20 trẻ em hoặc lớp mẫu giáo ghép có không quá 30 trẻ.
- Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 02 trẻ em khuyết tật học hòa nhập.
- Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định.
- Trường mầm non có thể có điểm trường ở những địa bàn khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đến trường. Mỗi điểm trường do hiệu trưởng phụ trách hoặc phân công phó hiệu trưởng phụ trách.
Quyền, nhiệm vụ của trẻ em trong trường mầm non như thế nào?
Căn cứ Điều 33 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định quyền của trẻ em trong trường mầm non như sau:
- Được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với điều kiện đi lại của trẻ và khả năng tiếp nhận của trường mầm non.
- Được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ em.
- Trẻ em khuyết tật được giáo dục hòa nhập và được hưởng chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật theo quy định.
- Được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần; được chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng; được bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn tại trường mầm non.
- Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân.
- Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 34 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của trẻ em trường mầm non như sau:
- Lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ.
- Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục dành cho trẻ em phù hợp với khả năng, lứa tuổi.
- Trang phục gọn gàng, phù hợp lứa tuổi, thuận tiện cho các hoạt động tại trường mầm non.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân; tham gia giữ gìn vệ sinh trường, lớp tùy theo khả năng, góp phần bảo vệ môi trường.
- Thực hiện các quy định của trường mầm non.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo Nghị định 50? Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế PCCC bao gồm những gì?
- Khi nào không cần qua bước bình xét được trợ giúp xã hội khẩn cấp? Chính sách hỗ trợ chi phí mai táng cho người chết do thiên tai thế nào?
- Giáng sinh bắt nguồn từ đâu? Ông già Noel bắt nguồn từ đâu? Lễ Giáng sinh bắt nguồn từ nước nào?
- Mẫu 01/NCNN khai đăng ký thuế dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài mới nhất? Hồ sơ đăng ký thuế trực tiếp của nhà cung cấp ở nước ngoài?
- Công ty thưởng Tết bằng vàng có được không? Nhân viên có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?