Mẫu Sổ theo dõi, quản lý thi hành án hành chính mới nhất hiện nay? Cần sửa chữa trong Sổ phải có chữ ký của ai?
Mẫu Sổ theo dõi, quản lý thi hành án hành chính mới nhất hiện nay sử dụng theo mẫu nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Thông tư 01/2016/TT-BTP quy định về lập, sử dụng và bảo quản các loại sổ thi hành án như sau:
Lập, sử dụng và bảo quản các loại sổ thi hành án
1. Cơ quan thi hành án dân sự phải lập đầy đủ các loại sổ về thi hành án theo mẫu thống nhất hướng dẫn tại Phụ lục I của Thông tư này, gồm:
Mẫu 01: Sổ nhận bản án, quyết định của Tòa án; Trọng tài thương mại hoặc Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh (gọi chung là Sổ nhận bản án, quyết định);
Mẫu 02: Sổ nhận yêu cầu thi hành án;
Mẫu 03: Sổ thụ lý thi hành án dân sự (chủ động, theo yêu cầu);
Mẫu 04: Sổ ra quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án;
Mẫu 05: Sổ nhận đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án;
Mẫu 06: Sổ công văn đến;
Mẫu 07: Sổ công văn đi;
Mẫu 08: Sổ theo dõi vật chứng, tài sản kê biên, tạm giữ;
Mẫu 09: Sổ ra quyết định ủy thác thi hành án và nhận quyết định ủy thác thi hành án;
Mẫu 10: Sổ ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án;
Mẫu 11: Sổ ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ, tiếp tục thi hành án;
Mẫu 12: Sổ theo dõi miễn, giảm thi hành án;
Mẫu 13: Sổ ra quyết định đình chỉ thi hành án;
Mẫu 14: Sổ ra quyết định cưỡng chế thi hành án;
Mẫu 15: Sổ theo dõi lưu trữ hồ sơ thi hành án;
Mẫu 16: Sổ theo dõi thu phí thi hành án;
Mẫu 17: Sổ theo dõi xử lý tài sản bán đấu giá thi hành án;
Mẫu 18: Sổ ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án;
Mẫu 19: Sổ theo dõi, quản lý thi hành án hành chính;
Mẫu 20: Sổ ra quyết định rút hồ sơ thi hành án (đối với Cục thi hành án);
Mẫu 21: Sổ theo dõi việc chưa có điều kiện thi hành án.
2. Hệ thống sổ kế toán thi hành án thực hiện theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.
...
Theo quy định trên, mẫu Sổ theo dõi, quản lý thi hành án hành chính hiện nay thực hiện theo Mẫu 19 tại Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BTP.
Tải mẫu Sổ theo dõi, quản lý thi hành án hành chính mới nhất 2023 tại đây: Tải về
Mẫu Sổ theo dõi, quản lý thi hành án hành chính (Hình từ Internet)
Cần sửa chữa trong Sổ theo dõi, quản lý thi hành án hành chính phải có chữ ký của ai?
Theo khoản 4 Điều 29 Thông tư 01/2016/TT-BTP quy định như sau:
Lập, sử dụng và bảo quản các loại sổ thi hành án
...
4. Việc sử dụng, bảo quản sổ thi hành án dân sự thực hiện như sau:
Tất cả các loại sổ thi hành án dân sự được in trên khổ giấy A3, bìa cứng theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này. Trang ruột của sổ được đánh số thứ tự từng trang tại góc phía dưới, bên phải; đóng dấu giáp lai đầy đủ và được bảo quản cẩn thận. Tên sổ, số sổ phải thể hiện trên trang bìa quy định tại Phụ lục II Thông tư này và thể hiện trên gáy sổ để dễ theo dõi, sử dụng. Các loại sổ thi hành án dân sự có thể được sử dụng trong nhiều năm. Năm sử dụng được viết to, đậm, rõ ở trang đầu tiên của các trang theo dõi năm đó. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xác nhận tổng số trang ở trang đầu của sổ, thời gian sử dụng sổ (từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm), ký tên và đóng dấu cơ quan thi hành án. Khi chuyển sổ phải ghi số thứ tự sổ trên trang bìa.
Sổ thi hành án phải được ghi chép sạch sẽ, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo các cột mục đã được in trong sổ và không được tùy tiện tẩy xóa, sửa chữa. Trường hợp cần sửa chữa thì phải gạch bỏ phần nội dung sai sót, nhầm lẫn đó và Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ký, đóng dấu và chịu trách nhiệm.
...
Theo đó, trang ruột Sổ theo dõi, quản lý thi hành án hành chính được đánh số thứ tự từng trang tại góc phía dưới, bên phải; Đồng thời đóng dấu giáp lai đầy đủ và được bảo quản cẩn thận.
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xác nhận tổng số trang ở trang đầu của sổ, thời gian sử dụng sổ (từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm), ký tên và đóng dấu cơ quan thi hành án. Khi chuyển sổ phải ghi số thứ tự sổ trên trang bìa.
Lưu ý: Sổ theo dõi, quản lý thi hành án hành chính phải được ghi chép sạch sẽ, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo các cột mục đã được in trong sổ và không được tùy tiện tẩy xóa, sửa chữa.
Trường hợp cần sửa chữa thì phải gạch bỏ phần nội dung sai sót, nhầm lẫn đó và Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ký, đóng dấu và chịu trách nhiệm.
Việc kết Sổ theo dõi, quản lý thi hành án hành chính thực hiện như thế nào?
Cũng tại khoản 4 Điều 29 Thông tư 01/2016/TT-BTP quy định thì định kỳ hàng quý, 06 tháng và kết thúc năm công tác, cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện kết Sổ theo dõi, quản lý thi hành án hành chính.
Việc kết sổ thực hiện bằng cách dùng bút mực khác màu gạch một đường ngang trên trang giấy tại dòng kẻ phía dưới liền kề với số thứ tự cuối cùng của kỳ kết sổ.
Nội dung kết sổ phải được phản ánh đúng và đầy đủ các cột mục hướng dẫn của sổ, có chữ ký của người kết sổ và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?