Mẫu Sổ theo dõi hòa giải viên thương mại sửa đổi mới nhất 2024 ra sao? Tải mẫu Sổ theo dõi hòa giải viên thương mại tại đâu?
- Mẫu Sổ theo dõi hòa giải viên thương mại sửa đổi mới nhất 2024 ra sao? Tải mẫu Sổ theo dõi hòa giải viên thương mại tại đâu?
- Muốn trở thành hòa giải viên thương mại thì cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Những trường hợp nào không được làm hòa giải viên thương mại?
- Hòa giải viên thương mại không được đồng thời đảm nhiệm vai trò tư vấn cho một trong các bên đúng không?
Mẫu Sổ theo dõi hòa giải viên thương mại sửa đổi mới nhất 2024 ra sao? Tải mẫu Sổ theo dõi hòa giải viên thương mại tại đâu?
Mẫu Sổ theo dõi hòa giải viên thương mại sửa đổi mới nhất 2024 là mẫu 23/TP-HGTM-sđ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BTP,
Tải mẫu Sổ theo dõi hòa giải viên thương mại mẫu 23/TP-HGTM-sđ: Tải |
Mẫu Sổ theo dõi hòa giải viên thương mại sửa đổi mới nhất 2024 ra sao? Tải mẫu Sổ theo dõi hòa giải viên thương mại tại đâu? (Hình từ Internet)
Muốn trở thành hòa giải viên thương mại thì cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn của hòa giải viên thương mại như sau:
Tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại
1. Người có đủ tiêu chuẩn sau đây thi được làm hòa giải viên thương mại:
a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên;
c) Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan.
2. Hòa giải viên thương mại được thực hiện hòa giải thương mại với tư cách là hòa giải viên thương mại vụ việc hoặc hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại theo quy định tại Nghị định này.
3. Tổ chức hòa giải thương mại có thể quy định tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại của tổ chức mình cao hơn các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, muốn trở thành hòa giải viên thương mại thì cần phải đáp ứng 03 yêu cầu cơ bản sau đây:
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan;
- Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên;
- Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan.
Ngoài ra, đối với tổ chức hòa giải thương mại thì họ còn có thể quy định tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại của tổ chức mình cao hơn các tiêu chuẩn nêu trên.
Do đó, nếu hòa giải viên thương mại muốn tham gia vào tổ chức hòa giải thương mại thì cần phải đáp ứng thêm những tiêu chuẩn do tổ chức đó quy định.
Những trường hợp nào không được làm hòa giải viên thương mại?
Theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 22/2017/NĐ-CP thì những người sau đây sẽ không được làm hòa giải viên thương mại:
- Người đang là bị can, bị cáo;
- Người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích;
- Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hòa giải viên thương mại không được đồng thời đảm nhiệm vai trò tư vấn cho một trong các bên đúng không?
Tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên thương mại
1. Hòa giải viên thương mại có các quyền sau đây:
a) Chấp nhận hoặc từ chối thực hiện hoạt động hòa giải thương mại;
b) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến vụ tranh chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
c) Được hưởng thù lao từ việc thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo thỏa thuận với các bên tranh chấp;
d) Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.
2. Hòa giải viên thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử của hòa giải viên thương mại; độc lập, vô tư, khách quan, trung thực;
b) Tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội;
c) Bảo vệ bí mật thông tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
d) Thông báo cho các bên về thẩm quyền, thù lao và chi phí trước khi tiến hành hòa giải;
đ) Không được đồng thời đảm nhiệm vai trò đại diện hay tư vấn cho một trong các bên, không được đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đang hoặc đã tiến hành hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.
Như vậy, hòa giải viên thương mại không được đồng thời đảm nhiệm vai trò đại diện hay tư vấn cho một trong các bên, bên cạnh đó, không được đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đang hoặc đã tiến hành hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?
- Chuyên gia thực hiện hoạt động chuyên môn kỹ thuật hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được hưởng chế độ gì?
- Tải về 05 biểu mẫu về điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ mới nhất theo Nghị định 135?