Mẫu sổ công chứng bản dịch của văn phòng công chứng là mẫu nào? Hướng dẫn sử dụng sổ được quy định ra sao?
- Mẫu sổ công chứng bản dịch của văn phòng công chứng là mẫu nào?
- Hướng dẫn sử dụng sổ công chứng bản dịch của văn phòng công chứng được quy định ra sao?
- Văn phòng công chứng lập sổ công chứng bản dịch điện tử thì có phải in ra hay không?
- Văn phòng công chứng có bắt buộc phải lập sổ công chứng bản dịch hay không?
Mẫu sổ công chứng bản dịch của văn phòng công chứng là mẫu nào?
Mẫu sổ công chứng bản dịch của văn phòng công chứng là Mẫu TP-CC-28 được ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP.
Tải về Mẫu sổ công chứng bản dịch của văn phòng công chứng
Hướng dẫn sử dụng sổ công chứng bản dịch của văn phòng công chứng được quy định ra sao?
Hướng dẫn sử dụng sổ công chứng bản dịch của văn phòng công chứng được quy định tại Mẫu TP-CC-28 được ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP; cụ thể như sau:
- Chữ viết trong sổ phải rõ ràng, không tẩy xóa, phải viết bằng mực loại tốt; trong một Sổ chỉ được dùng một màu mực đen hoặc xanh (áp dụng đối với trường hợp viết tay).
- Trước khi vào Sổ phải kiểm tra các dữ liệu sẽ ghi vào Sổ để tránh nhầm lẫn. Trường hợp viết nhầm, sửa lỗi kỹ thuật phải gạch đi viết lại, không được viết đè lên chữ cũ; khi sửa lại phải ghi vào cột ghi chú những nội dung sửa; họ và tên, chữ ký của người đã sửa và ngày, tháng, năm sửa và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng vào chỗ sửa.
- Phải ghi đầy đủ các cột mục có trong Sổ và lưu ý điểm sau đây:
Cột (1): Số công chứng trong cột này là số ghi trong lời chứng của công chứng viên; mỗi một yêu cầu công chứng phải ghi một số, không phụ thuộc vào số lượng văn bản công chứng trong yêu cầu công chứng đó; không được lấy số kèm theo chữ cái.
- Khi sử dụng phải ghi ngày mở Sổ, khi kết thúc phải ghi ngày khóa Sổ.
- Sổ phải được giữ sạch, không được để nhòe hoặc rách nát và phải được bảo quản chặt chẽ, lưu trữ lâu dài tại tổ chức hành nghề công chứng.
Văn phòng công chứng lập sổ công chứng bản dịch điện tử thì có phải in ra hay không? (Hình từ Internet)
Văn phòng công chứng lập sổ công chứng bản dịch điện tử thì có phải in ra hay không?
Căn cứ tại Điều 25 Thông tư 01/2021/TT-BTP về sổ công chứng và số công chứng như sau:
Sổ công chứng và số công chứng
1. Sổ công chứng dùng để theo dõi, quản lý các việc công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng. Sổ được lập theo từng năm, ngày mở sổ là ngày 01 tháng 01, ngày khóa sổ là ngày 31 tháng 12. Sổ phải được đánh số trang, viết liên tiếp theo thứ tự từ 01 cho đến hết sổ, không được bỏ trống các dòng hoặc các trang, phải đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật.
Khi hết năm, tổ chức hành nghề công chứng phải thực hiện khóa sổ và thống kê tổng số việc công chứng đã thực hiện trong năm; người đứng đầu tổ chức hành nghề công chứng xác nhận, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu vào sổ.
Sổ công chứng được lập theo mẫu, bao gồm sổ công chứng hợp đồng, giao dịch (Mẫu TP-CC-27) và sổ công chứng bản dịch (Mẫu TP-CC-28).
2. Số công chứng là số thứ tự ghi trong sổ công chứng, kèm theo quyển số, năm thực hiện công chứng và ký hiệu loại việc công chứng (hợp đồng, giao dịch; bản dịch). Số thứ tự ghi trong sổ công chứng phải ghi liên tục từ số 01 cho đến hết năm, không được lấy số kèm theo chữ cái; trường hợp chưa hết năm mà sử dụng sang sổ khác thì phải lấy số thứ tự tiếp theo của sổ trước.
Số ghi trong văn bản công chứng là số tương ứng với số công chứng đã ghi trong sổ công chứng.
3. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lập sổ công chứng điện tử thì định kỳ hàng tháng phải in và đóng thành sổ, đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật. Việc lập sổ, ghi sổ và khóa sổ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Như vậy, văn phòng công chứng lập sổ công chứng bản dịch điện tử thì định kỳ hàng tháng phải in và đóng thành sổ, đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật.
Văn phòng công chứng có bắt buộc phải lập sổ công chứng bản dịch hay không?
Căn cứ tại khoản 9 Điều 33 Luật Công chứng 2014 về nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng như sau:
Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
...
6. Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.
7. Tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
8. Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng.
9. Lập sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng.
10. Chia sẻ thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình thực hiện công chứng để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.
11. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 01/2021/TT-BTP thì sổ công chứng bao gồm sổ công chứng hợp đồng, giao dịch và sổ công chứng bản dịch.
Như vậy, văn phòng công chứng phải có nghĩa vụ lập sổ công chứng bản dịch theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 chính sách lớn tại Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ? Mục tiêu sắp xếp bộ máy tại Nghị quyết 18?
- Ngày mấy shipper nghỉ Tết 2025? Lịch nghỉ Tết của shipper shopee 2025? Tính lương ngày lễ tết 2025 thế nào?
- Giá chuyển nhượng bất động sản là gì? Hướng dẫn xác định thời điểm tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản?
- 8 chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy từ 01/01/2025?
- Cách tính thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu? Đối tượng nộp thuế TNDN theo Thông tư 78 gồm những ai?