Mẫu số B01 DNSN, đối với doanh nghiệp siêu nhỏ thì mẫu báo cáo tình hình tài chính mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ được quy định tại Mẫu số B01 - DNSN ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
Mẫu báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ
Hướng dẫn điền mẫu:
(1) Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số” chỉ tiêu.
(2) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
(3) Đối với doanh nghiệp có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì “Số cuối năm” có thể ghi là “31.12.X”; “Số đầu năm” có thể ghi là “01.01.X”.
(4) Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.
Tải mẫu báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ (Mẫu số B01 - DNSN). Tải về
Trong quá trình áp dụng thì doanh nghiệp siêu nhỏ được phép sửa đổi, bổ sung báo cáo tài chính không?
Việc được phép sửa đổi, bổ sung báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ trong quá trình áp dụng được quy định tại khoản 3 Điều 71 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
Hệ thống báo cáo tài chính
1. Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:
a) Báo cáo bắt buộc:
- Báo cáo tình hình tài chính: Mẫu số B01a - DNN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 - DNN
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính: Mẫu số B09 - DNN
Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp có thể lựa chọn lập Báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu số B01b - DNN thay cho Mẫu số B01a - DNN.
Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 - DNN).
b) Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03 - DNN
2. Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:
a) Báo cáo bắt buộc:
- Báo cáo tình hình tài chính: Mẫu số B01 - DNNKLT
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 - DNN
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính: Mẫu số B09 - DNNKLT
b) Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
3. Hệ thống báo cáo tài chính năm bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ bao gồm:
- Báo cáo tình hình tài chính: Mẫu số B01 - DNSN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 - DNSN
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính: Mẫu số B09 - DNSN
Khi lập báo cáo tài chính, các doanh nghiệp phải tuân thủ biểu mẫu báo cáo tài chính theo quy định. Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp có thể sửa đổi, bổ sung báo cáo tài chính cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp nhưng phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lập thêm các báo cáo khác để phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
4. Nội dung, phương pháp lập và trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo được áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo đó, trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp siêu nhỏ có thể sửa đổi, bổ sung báo cáo tài chính cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Tuy nhiên cần lưu ý là việc sửa đổi, bổ sung báo cáo tài chính phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
Ngoài ra, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lập thêm các báo cáo khác để phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị của mình.
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ nhằm mục đích gì?
Mục đích báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ được quy định tại Điều 12 Thông tư 132/2018/TT-BTC như sau:
Mục đích của báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp siêu nhỏ, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước.
2. Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin của doanh nghiệp siêu nhỏ về các nội dung sau:
- Tình hình Tài sản;
- Nợ phải trả;
- Vốn chủ sở hữu;
- Các khoản doanh thu và thu nhập;
- Các khoản chi phí;
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.
Theo đó, báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp siêu nhỏ, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước.
Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin của doanh nghiệp siêu nhỏ về các nội dung sau:
- Tình hình Tài sản;
- Nợ phải trả;
- Vốn chủ sở hữu;
- Các khoản doanh thu và thu nhập;
- Các khoản chi phí;
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?