Màu sắc tín hiệu được sử dụng để làm gì? Ý nghĩa cơ bản của màu sắc tín hiệu được quy định thế nào?
Màu sắc tín hiệu được sử dụng để làm gì?
Theo tiểu mục 1.1 Mục 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5053:1990 thì màu sắc tín hiệu và dấu hiệu an toàn được sử dụng để nhắc nhở người lao động chú ý tới mối nguy hiểm trực tiếp, báo trước về nguy hiểm có thể xảy ra, chỉ thị phải thực hiện những hành động đã xác định hoặc để chỉ dẫn những thông báo cần thiết.
Ý nghĩa cơ bản của màu sắc tín hiệu được quy định thế nào?
Theo Bảng 1 tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5053:1990 thì màu sắc tín hiệu có những ý nghĩa cơ bản sau:
Như vậy, màu sắc tín hiệu có các ý nghĩa cơ bản sau đây:
-Đỏ:
+ Nghiêm cấm.
+ Nguy hiểm trực tiếp.
+ Phương tiện phòng chống cháy.
-Vàng:
+ Phòng ngừa.
+ Đề phòng.
+ Báo trước có khả năng nguy hiểm.
-Xanh lá mạ:
+ Chỉ thị.
+ Ra lệnh.
+ Không nguy hiểm.
-Xanh da trời:
+ Chỉ dẫn.
+ Hướng dẫn.
+ Thông báo.
Màu sắc tín hiệu (Hình từ Internet)
Màu sắc tín hiệu được áp dụng như thế nào?
Việc áp dụng màu sắc tín hiệu được quy định tại tiểu mục 2.7, tiểu mục 2.10, tiểu mục 2.12, tiểu mục 2.13 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5053:1990 như sau:
Mầu sắc tín hiệu – Chức năng và quy chế áp dụng.
...
2.7. Mầu tín hiệu đỏ được áp dụng đối với:
a) Các dấu hiệu nghiêm cấm.
b) Biểu trưng và chữ ghi chú trên dấu hiệu an toàn cháy.
c) Các cơ cấu ngắt của thiết bị, kể cả cơ cấu ngắt sự cố.
d) Mặt phía trong của vỏ hoặc hộp máy có nắp và có các cơ cấu truyền động bên trong, và mặt phía trong của nắp đậy các vỏ hoặc hộp máy đó.
e) Tay quay của cơ cấu xả áp lực khi có sự cố.
g) Vỏ của thiết bị có đóng cắt điện trong dầu.
h) Các phương tiện kỹ thuật phòng chống cháy như: bơm cấp nước chữa cháy; cơ cấu khởi
động của thiết bị chữa cháy; bơm hút khói; chuông báo cháy; bình chữa cháy; chuôi gỗ của dụng cụ chữa cháy; v.v ....
i) Đèn tín hiệu báo hiệu điều kiện an toàn bị vi phạm.
k) Đường đóng khung viền bao quanh tấm biển mầu trắng dùng để gá các dụng cụ chữa cháy và bình chữa cháy. Chiều rộng của đường viền mầu đỏ này từ 30 đến 100mm.
...
2.10. Mầu tín hiệu vàng được áp dụng đối với:
a) Các dấu hiệu phòng ngừa, đề phòng.
b) Các phần của kết cấu xây dựng có nguy cơ gây chấn thương cho người như: dầm ở vị trí thấp; chỗ lồi lõm trên mặt nền (hố, thanh nhô cao, ...); mép bậc cầu thang nhìn không rõ; mép đường dốc; chỗ có nguy cơ người bị ngã (mép và cạnh sàn bốc dỡ hàng, khay tải hàng, các diện tích không rào chắn, mép lỗ thông, mép hố ...); mép lối qua lại hẹp; thanh chống không nhìn rõ; các đầu mối, cột, trụ, bệ ở những vị trí trong nhà máy có cường độ giao thông lớn, mép giới hạn đường đi và vận chuyển trong gian sản xuất, v.v....
c) Các bộ phận của thiết bị sản xuất có thể gây nguy hiểm cho người như: những bộ phận chuyển động hở (bánh đà, bàn máy di động ... ); cạnh của che chắn không che hết được những bộ phận chuyển động (che chắn đá mài, dao phay, bánh răng, đai truyền xích ...); cạnh của đầu dập hoặc đầu ép; cạnh đầu búa của búa máy; rào chắn chỗ làm việc trên cao; những phụ kiện công nghệ treo trên trần hoặc trên tường lấn vào không gian làm việc.
d) Các bộ phận của hệ thống vận chuyển trong phân xưởng và giữa các phân xưởng; các thiết bị nâng chuyển và máy thi công đường; buồng điều khiển và rào chắn của các máy trục; buồng điều khiển quay được; mặt cạnh bàn nâng của máy nâng; dầm chắn bảo hiểm và các mặt bên của xe rùa điện, máy bốc xếp, xe goòng, phần phía dưới bàn xoáy của máy đào; cần trục tháp, cần trục lắp ráp và cần trục ô tô gầu ngoạm; phía ngoài các thành cạnh của gầu xúc máy đào; vỏ áo móc cẩu.
e) Rào chắn cố định và tạm thời; rào chắn ranh giới vùng nguy hiểm; miệng lỗ thông; miệng giếng; miệng hố. Rào chắn cố định hoặc tạm thời của cầu thang, sàn nhà đang thi công, ban công. Những chỗ có thể xẩy ra tai nạn ngã cao.
g) Thiết bị di động dùng cho công việc lắp ráp hoặc các bộ phận của chúng; các bộ phận của thiết bị treo buộc; phần di động của máy lật, đòn treo, máy nâng; phần di động của chòi nâng và thang.
h) Phương tiện chứa chất nguy hiểm độc hại được sơn báo hiệu đề phòng nguy hiểm dưới dạng một dải mầu vàng bao quanh rộng từ 50 đến 150mm tuỳ thuộc vào kích thước phương tiện đó chứa.
i) Vạch biên của đường dẫn tới cửa thoát nạn (chính hoặc dự phòng). Vạch biên này được thể hiện bằng mầu vàng hoặc mầu trắng rộng từ 50 đến 100mm trên mặt sàn nhà, đảm bảo bền không bị xoá mờ.
...
2.12. Mầu tín hiệu xanh lá mạ được áp dụng đối với:
a) Các dấu hiệu chỉ thị, ra lệnh
b) Các cửa và bảng tín hiệu bằng ánh sáng điện (chữ mầu trắng trên nền mầu xanh lá mạ); cửa lối thoát nạn (chính hoặc dự phòng); cửa buồng giảm áp và đèn tín hiệu.
2.13. Mầu tín hiệu xanh da trời được áp dụng đối với: các dấu hiệu chỉ dẫn, hướng dẫn, thông báo.
Như vậy, màu sắc tín hiệu được áp dụng tương ứng với tiểu mục 2.7, tiểu mục 2.10, tiểu mục 2.12, tiểu mục 2.13 Mục 2 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?