Mẫu quyết định thu hồi rừng dùng cho hộ gia đình theo Nghị định 91 là mẫu nào? Có thu hồi rừng khi giao rừng không đúng thẩm quyền?
- Mẫu quyết định thu hồi rừng dùng cho hộ gia đình theo Nghị định 91 là mẫu nào?
- Có thu hồi rừng khi giao rừng không đúng thẩm quyền?
- Hộ gia đình có được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng do giao rừng không đúng thẩm quyền?
- Trình tự, thủ tục thu hồi rừng khi giao rừng không đúng thẩm quyền như thế nào?
Mẫu quyết định thu hồi rừng dùng cho hộ gia đình theo Nghị định 91 là mẫu nào?
Mẫu quyết định thu hồi rừng dùng cho hộ gia đình theo Mẫu số 26 ban hành kèm theo Nghị định 91/2024/NĐ-CP như sau:
Tải về Mẫu quyết định thu hồi rừng dùng cho hộ gia đình
Mẫu quyết định thu hồi rừng dùng cho hộ gia đình theo Nghị định 91 là mẫu nào? (hình từ internet)
Có thu hồi rừng khi giao rừng không đúng thẩm quyền?
Căn cứ theo Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về trường hợp thu hồi rừng như sau:
Thu hồi rừng
1. Nhà nước thu hồi rừng trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
b) Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
c) Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
d) Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn;
đ) Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;
e) Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;
g) Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai.
2. Chủ rừng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì trong trường hợp rừng được giao không đúng thẩm quyền thì Nhà nước thu hồi rừng.
Cụ thể, thẩm quyền giao rừng được quy định tại Điều 23 Luật Lâm nghiệp 2017 (được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 6 Điều 248 Luật Đất đai 2024) như sau:
(1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: giao rừng đối với tổ chức.
(2) Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Giao rừng đối với hộ gia đình, cá nhân;
- Giao rừng đối với cộng đồng dân cư.
Hộ gia đình có được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng do giao rừng không đúng thẩm quyền?
Căn cứ theo Điều 44 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Bồi thường thiệt hại về rừng trong trường hợp thu hồi rừng được giao, cho thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng
1. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi rừng có trách nhiệm thành lập hội đồng định giá:
a) Xác định tiền thuê rừng còn lại của chủ rừng trong tổng số tiền thuê rừng chủ rừng đã nộp cho Nhà nước mà số tiền đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
b) Xác định giá trị lâm sản tăng thêm, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng, tài sản khác do chủ rừng đã đầu tư hợp pháp trên diện tích rừng được giao, được thuê mà tiền đầu tư đó không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
2. Tiền thuê rừng còn lại và giá trị lâm sản tăng thêm, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng, tài sản khác do chủ rừng đã đầu tư hợp pháp quy định tại khoản 1 Điều này thuộc sở hữu của chủ rừng được Nhà nước bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
3. Trường hợp thu hồi rừng mà rừng đó đã chuyển nhượng quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì được bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp thu hồi rừng mà chủ rừng bị thu hồi rừng đã thế chấp, bảo lãnh hoặc góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng thì quyền lợi của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận thế chấp, nhận bảo lãnh hoặc nhận góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
Như vậy, hộ gia đình được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng do giao rừng không đúng thẩm quyền, cụ thể như sau:
Nhà nước bồi thường giá trị lâm sản tăng thêm, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng, tài sản khác do chủ rừng đã đầu tư hợp pháp quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 156/2018/NĐ-CP thuộc sở hữu của chủ rừng. Việc bồi thường được thực hiện theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Ngoài ra, trường hợp thu hồi rừng mà rừng đó đã chuyển nhượng quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì được bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định 156/2018/NĐ-CP.
Trường hợp thu hồi rừng mà chủ rừng bị thu hồi rừng đã thế chấp, bảo lãnh hoặc góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng thì quyền lợi của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận thế chấp, nhận bảo lãnh hoặc nhận góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
Trình tự, thủ tục thu hồi rừng khi giao rừng không đúng thẩm quyền như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Nghị định 156/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Nghị định 91/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục thu hồi rừng sau:
- Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày có kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cơ quan thanh tra, kiểm tra gửi kết quả thanh tra, kiểm tra đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp cấp huyện và chủ rừng;
- Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp cấp huyện đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với chủ rừng là tổ chức có trách nhiệm kiểm tra, xác minh đặc điểm khu rừng, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi rừng;
- Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình của cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp cấp huyện đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với chủ rừng là tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thu hồi rừng theo Mẫu số 26 Nghị định 91/2024/NĐ-CP hoặc Mẫu số 27 Phụ lục II kèm theo Nghị định 91/2024/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?