Mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời dành cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm trong vụ án dân sự?
- Mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời dành cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm trong vụ án dân sự?
- Hướng dẫn viết mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời dành cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm trong vụ án dân sự?
- Trong vụ án dân sự, Tòa án ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp nào?
Mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời dành cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm trong vụ án dân sự?
Hiện nay, mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời dành cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm trong vụ án dân sự được quy định là Mẫu số 08-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP.
Mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời dành cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời dành cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm
Mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời dành cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời dành cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm trong vụ án dân sự?
Căn cứ Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP, Mẫu số 08-DS quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời dành cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm trong vụ án dân sự được hướng dẫn viết như sau:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi: Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2020/QĐ-BPKCTT).
(3) Nếu Hội đồng xét xử giải quyết đơn yêu cầu hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời là Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm ba người thì chỉ ghi họ tên Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa, bỏ dòng “Thẩm phán”; đối với Hội thẩm nhân dân chỉ ghi họ tên hai Hội thẩm nhân dân; nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có năm người, thì ghi họ tên Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa, họ tên Thẩm phán, họ tên ba Hội thẩm nhân dân.
Cần chú ý là không ghi chức vụ của Thẩm phán; chức vụ, nghề nghiệp của Hội thẩm nhân dân. Nếu Hội đồng xét xử giải quyết đơn yêu cầu hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời là Hội đồng xét xử phúc thẩm thì ghi họ tên Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa, họ tên hai Thẩm phán, bỏ dòng “Các Hội thẩm nhân dân”.
(4) Tòa án ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc trường hợp nào quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h khoản 1 Điều 138 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì ghi theo quy định tại điểm đó (ví dụ: nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 138 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì ghi: “Xét thấy người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ”.
(5) Ghi tên biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án hủy bỏ và điều luật của Bộ luật Tố tụng dân sự mà Tòa án căn cứ (ví dụ: Hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 116).
(6) Tùy từng trường hợp mà Tòa án quyết định việc người đã thực hiện biện pháp bảo đảm được nhận lại chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá theo quy định tại khoản 2 Điều 138 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Trong vụ án dân sự, Tòa án ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 138 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì trong vụ án dân sự, Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
(2) Người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;
(3) Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật dân sự;
(4) Việc giải quyết vụ án được đình chỉ;
(5) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
(6) Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;
(7) Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
(8) Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?
- Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho ai? Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ do cơ quan nào cấp?