Mẫu quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước là mẫu nào?
- Mẫu quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước là mẫu nào?
- Có thể gia hạn thời hạn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước trong trường hợp nào?
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong việc kiểm tra chấp hành pháp luật về tài nguyên nước?
Mẫu quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước là mẫu nào?
Mẫu quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BTNMT như sau:
Tải về Mẫu quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước
Mẫu quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước là mẫu nào? (hình từ internet)
Có thể gia hạn thời hạn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT quy định như sau:
Gia hạn thời gian kiểm tra
1. Gia hạn thời gian kiểm tra khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Cần bổ sung, mở rộng đối tượng, nội dung, phạm vi kiểm tra;
b) Nội dung kiểm tra phức tạp, cần thêm thời gian để xác minh, làm rõ thông tin;
c) Cần thêm thời gian để giám định các mẫu vật (nếu có) liên quan đến nội dung kiểm tra;
d) Phát sinh những lý do bất khả kháng.
2. Gia hạn thời gian kiểm tra được thực hiện 01 lần và thời gian gia hạn không quá 10 ngày. Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, có thể gia hạn thời hạn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước trong trường hợp sau đây:
- Cần bổ sung, mở rộng đối tượng, nội dung, phạm vi kiểm tra;
- Nội dung kiểm tra phức tạp, cần thêm thời gian để xác minh, làm rõ thông tin;
- Cần thêm thời gian để giám định các mẫu vật (nếu có) liên quan đến nội dung kiểm tra;
- Phát sinh những lý do bất khả kháng.
** Gia hạn thời gian kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được thực hiện 01 lần và thời gian gia hạn không quá 10 ngày.
Lưu ý: Tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT quy định về địa điểm, thời gian kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước như sau:
- Đoàn kiểm tra làm việc tại địa điểm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;
- Đoàn kiểm tra làm việc với đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong giờ hành chính. Trường hợp phải làm việc ngoài giờ hành chính thì trưởng đoàn kiểm tra quyết định về thời gian cụ thể sau khi đã trao đổi, thống nhất với đối tượng được kiểm tra và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
- Địa điểm, thời gian làm việc của đoàn kiểm tra và việc thay đổi địa điểm, thời gian làm việc phải được thông báo trước đến đối tượng được kiểm tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong việc kiểm tra chấp hành pháp luật về tài nguyên nước?
Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Trách nhiệm của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Y tế và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước đảm bảo các quy định của Luật Tài nguyên nước và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm tra:
a) Căn cứ kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện kiểm tra xem xét đầy đủ căn cứ theo quy định của pháp luật khi ra quyết định kiểm tra; chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật và lãnh đạo cấp trên. Người ra quyết định kiểm tra có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo đoàn kiểm tra thực hiện việc kiểm tra bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này, bảo đảm cuộc kiểm tra được thực hiện đúng pháp luật;
b) Trưởng đoàn kiểm tra, phó trưởng đoàn kiểm tra và thành viên đoàn kiểm tra phải thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao và nội dung quyết định kiểm tra; chấp hành đúng chế độ thông tin, báo cáo, không được cung cấp cho người không có trách nhiệm các thông tin, tài liệu liên quan đến các nội dung, hoạt động kiểm tra; chủ động đánh giá tình hình, kịp thời báo cáo đề xuất đối với những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện; không lợi dụng việc kiểm tra để vụ lợi, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng được kiểm tra; giải thích để đối tượng được kiểm tra hiểu đúng và chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến việc kiểm tra khi có yêu cầu.
Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước đảm bảo các quy định của Luật Tài nguyên nước và các quy định pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của Cảnh sát cơ động? Biện pháp chủ yếu của Cảnh sát cơ động để chống hành vi bạo loạn, khủng bố?
- Tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài gồm những gì? Có được chuyển nhượng một phần dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Mẫu văn bản đề nghị cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, xe mô tô, xe máy mới nhất?
- Thiết kế xây dựng là gì? Yêu cầu đối với nhà thầu thiết kế xây dựng được pháp luật quy định thế nào?
- Mức tiền thưởng huân chương lao động hạng Ba 2025 là bao nhiêu? Huân chương Lao động hạng Ba được quy định thế nào?