Mẫu quy trình vận hành công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi vừa áp dụng từ 01/8/2022?
Mẫu vận hành công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi vừa gồm những nội dung gì?
Căn cứ quy định tại mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Như vậy, mẫu quy trình vận hành công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi vừa được quy định như trên.
Mẫu quy trình vận hành công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi vừa áp dụng từ 01/8/2022?
Nội dung quy trình vận hành công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn và công trình thủy lợi vừa?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 05/2018/NĐ-CP (Điều này được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT) quy định nội dung quy trình vận hành công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn và công trình thủy lợi vừa như sau:
- Cơ sở pháp lý để lập quy trình, nguyên tắc vận hành công trình, thông số kỹ thuật chủ yếu, nhiệm vụ công trình.
- Quy định về vận hành tưới, cấp nước
+ Trình tự vận hành tưới, cấp nước của công trình trường hợp nguồn nước đáp ứng nhiệm vụ thiết kế trong điều kiện bình thường;
+ Trình tự vận hành tưới, cấp nước của công trình khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ô nhiễm nước theo nguyên tắc quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 26 Luật Thủy lợi.
- Quy định về vận hành tiêu, thoát nước
+ Trình tự vận hành tiêu, thoát nước; mực nước, lưu lượng của công trình theo nhiệm vụ thiết kế trong điều kiện bình thường;
+ Trình tự vận hành tiêu, thoát nước; mực nước, lưu lượng của công trình khi xảy ra lũ, ngập lụt, úng theo nguyên tắc quy định tại điểm a, d khoản 2 Điều 26 Luật Thủy lợi.
- Quy định trình tự vận hành công trình trong trường hợp ngăn lũ, ngăn triều cường, lấy mặn, ngăn mặn, đẩy mặn, rửa mặn, rửa phèn, giữ ngọt, cải thiện chất lượng nước.
- Quy định trình tự vận hành công trình khi có nguy cơ xảy ra sự cố hoặc xảy ra sự cố và trong các trường hợp khác.
- Quy định các vị trí trạm đo; chế độ quan trắc, các thông số liên quan đến vận hành công trình; lưu trữ tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn.
- Quy định trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện quy trình vận hành.
- Quy định tổ chức thực hiện, trường hợp sửa đổi, bổ sung quy trình vận hành.
- Nội dung cụ thể quy trình vận hành tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, đối với nội dung quy trình vận hành công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn và công trình thủy lợi vừa được quy định cụ thể gồm những nội dung như trên.
Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 05/2018/NĐ-CP (Điểm b Điều này được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT) quy định về việc lập quy trình vận hành công trình thủy lợi như sau:
- Đối với công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi vừa
+ Đề xuất nhiệm vụ lập quy trình vận hành công trình thủy lợi;
++ Đối với công trình thủy lợi xây dựng mới hoặc nâng cấp, chủ đầu tư đề xuất nhiệm vụ khi lập dự án;
++ Đối với công trình thủy lợi đang khai thác chưa có quy trình vận hành hoặc quy trình vận hành không còn phù hợp, tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi đề xuất nhiệm vụ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh;
- Trình tự, thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, dự toán và tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy trình vận hành thực hiện theo quy định về trình tự, thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, dự toán và tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng.- Tổ chức lập quy trình vận hành công trình thủy lợi;
+ Lấy ý kiến của tổ chức thủy lợi cơ sở, tổ chức khai thác công trình thủy lợi, các cơ quan, tổ chức liên quan đối với Dự thảo quy trình vận hành công trình thủy lợi;
+ Thẩm định quy trình vận hành;
+ Trình, phê duyệt quy trình vận hành.
Như vậy, việc quy định về việc lập quy trình vận hành công trình thủy lợi được quy định như trên,
Thẩm định quy trình vận hành công trình thủy lợi?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
"Điều 8. Hội đồng thẩm định quy trình vận hành công trình thủy lợi
1. Đối với quy trình vận hành của công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên phải thành lập Hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định do cơ quan phê duyệt quy trình vận hành quyết định.
2. Hội đồng thẩm định do cơ quan phê duyệt quy trình vận hành quyết định; số thành viên Hội đồng thẩm định tối thiểu là 07 người, tối đa là 11 người tùy theo tính chất từng công trình do cơ quan phê duyệt quy trình quyết định, bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký, ủy viên phản biện và các ủy viên đại diện cơ quan thẩm định, cơ quan chuyên môn địa phương, tổ chức quản lý, khai thác, chuyên gia.
3. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, lấy ý kiến theo nguyên tắc đa số và giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
4. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tư vấn cho cơ quan thẩm định các nội dung có liên quan đến quy trình vận hành."
Như vậy, hội đồng thẩm định quy trình vận hành công trình thủy lợi được quy định như trên.
Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ 01/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành thống kê được thực hiện trong trường hợp nào?
- Quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng theo Nghị định 147 ra sao?
- Yêu cầu học vấn đối với hiệu trưởng trường trung cấp là gì? Hiệu trưởng trường trung cấp tư thục là công chức hay viên chức?
- Công trình xây dựng quy mô nhỏ chỉ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng đúng không?
- Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính khi giáo viên trường mầm non xúc phạm danh dự trẻ em được xác định như thế nào?