Mẫu quy trình nghỉ phép, nghỉ việc riêng dành cho người lao động trong doanh nghiệp? Số ngày nghỉ không hưởng lương theo luật lao động?
Mẫu quy trình nghỉ phép, nghỉ việc riêng dành cho người lao động trong doanh nghiệp?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản pháp luật liên quan không quy định cụ thể Mẫu quy trình nghỉ phép, nghỉ việc riêng dành cho người lao động trong doanh nghiệp.
Có thể tham khảo Mẫu quy trình nghỉ phép, nghỉ việc riêng dành cho người lao động trong doanh nghiệp dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu quy trình nghỉ phép, nghỉ việc riêng dành cho người lao động trong doanh nghiệp
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu quy trình nghỉ phép, nghỉ việc riêng dành cho người lao động trong doanh nghiệp? Số ngày nghỉ không hưởng lương theo luật lao động? (Hình từ Internet)
Số ngày nghỉ không hưởng lương theo luật lao động?
Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ không lương với người lao động như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người lao động được nghỉ không lương 01 ngày khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Việc nghỉ 01 ngày không lương này phải được thông báo tới người sử dụng lao động.
Ngoài ra, người lao động còn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Đối với trường hợp này, số ngày nghỉ không lương tùy thuộc vào thỏa thuận của 2 bên.
Người lao động nghỉ không lương có đóng BHXH không? Thời gian nghỉ không lương có được tính phép năm không?
Theo khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
...
3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Theo đó, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 42 Quy trình ban hành kèm Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:
Quản lý đối tượng
1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
2. Người lao động làm việc theo HĐLĐ (không bao gồm người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về chế độ HĐLĐ một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp) trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN căn cứ tiền lương ghi trong HĐLĐ.
3. Đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT, quỹ BHTN. Hết thời hạn được tạm dừng đóng, đơn vị tiếp tục đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đã đăng ký và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tiền đóng bù không bị tính lãi chậm đóng.
Trong thời gian được tạm dừng đóng, nếu có người lao động nghỉ việc, di chuyển hoặc giải quyết chế độ BHXH thì đơn vị đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi chậm đóng (nếu có) đối với người lao động đó để xác nhận sổ BHXH.
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
...
Như vậy, trường hợp nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó người lao động không đóng BHXH tháng đó.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định:
Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
…
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
Theo đó, thời gian nghỉ không lương nếu có sự đồng ý của công ty thì thời gian này vẫn được tính là thời gian làm việc để tính số ngày phép năm của người lao động.
Lưu ý: Thời gian nghỉ không lương phải đảm bảo cộng dồn không quá 1 tháng trong năm thì mới được tính số ngày phép năm theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian tạm ngừng hoạt động công ty luật nước ngoài là bao lâu? Báo cáo về tạm ngừng hoạt động công ty luật có nội dung gì?
- Nghỉ việc điều trị tai nạn lao động 6 tháng thì bị chấm dứt hợp đồng lao động? Mẫu đơn xin thôi việc sau khi điều trị tai nạn lao động?
- Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán?
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?