Mẫu quy chế văn hóa doanh nghiệp? Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam là ngày mấy? Mục đích tổ chức Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam?
Mẫu quy chế văn hóa doanh nghiệp? Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 cũng như các văn bản pháp luật liên quan không có quy định cụ thể về Mẫu quy chế văn hóa doanh nghiệp:
Doanh nghiệp có thể tự soạn mẫu quy chế văn hóa doanh nghiệp hoặc có thể tham khảo Mẫu quy chế văn hóa doanh nghiệp dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu quy chế văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị, niềm tin, thói quen và cách ứng xử được chia sẻ bởi tất cả thành viên trong một tổ chức, nó được thể hiện qua:
(1) Giá trị cốt lõi:
Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty
Các nguyên tắc đạo đức và chuẩn mực ứng xử
Những điều công ty coi trọng và hướng đến
(2) Hành vi và thói quen:
Cách nhân viên giao tiếp với nhau
Phong cách làm việc và ra quyết định
Cách đối xử với khách hàng và đối tác
(3) Biểu hiện bên ngoài:
Môi trường làm việc
Trang phục công sở
Ngôn ngữ và cách xưng hô
(4) Chính sách và quy trình:
Quy trình tuyển dụng và đào tạo
Chế độ đãi ngộ và khen thưởng
Cách đánh giá hiệu suất
Lưu ý: Mẫu quy chế văn hóa doanh nghiệp chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu quy chế văn hóa doanh nghiệp? Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam là ngày mấy? (Hình từ Internet)
Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam là ngày mấy? Mục đích tổ chức Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam?
Theo Điều 1 Quyết định 1846/QĐ-TTg có quy định:
Điều 1. Lấy ngày 10 tháng 11 hằng năm là Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.
Theo đó, ngày 10 tháng 11 hằng năm là Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 1846/QĐ-TTg ngày 26/09/2016 quy định Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam được tổ chức hằng năm nhằm:
- Khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp.
- Tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và trong toàn xã hội.
- Tôn vinh các doanh nhân, doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
- Góp phần tạo môi trường kinh doanh với tinh thần thượng tôn pháp luật, đề cao đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và cạnh tranh lành mạnh, đóng góp cho sự phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế.
Theo luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp có những quyền và nghĩa vụ nào?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp như sau:
(1) Quyền của doanh nghiệp
- Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
- Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
- Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
- Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
- Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
- Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Nghĩa vụ của doanh nghiệp
- Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
- Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
- Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mọi trường hợp CSGT dừng xe người tham gia giao thông thì đều xử lý vi phạm giao thông đúng không?
- Thời gian nghỉ không lương tối đa đối với công chức, viên chức là bao lâu? Thời gian nghỉ không lương có tính vào thời gian làm việc tính phép năm?
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?