Mẫu phụ lục danh mục hợp đồng tái bảo hiểm là mẫu nào theo quy định pháp luật? Có thể tải mẫu này ở đâu?
- Mẫu phụ lục danh mục hợp đồng tái bảo hiểm là mẫu nào theo quy định pháp luật? Có thể tải mẫu này ở đâu?
- Doanh nghiệp tái bảo hiểm có thể tái bảo hiểm một phần trong hợp đồng tái bảo hiểm đã nhận hay không?
- Sau khi nhận quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp tái bảo hiểm có bắt buộc dừng việc giao kết các hợp đồng tái bảo hiểm mới hay không?
Mẫu phụ lục danh mục hợp đồng tái bảo hiểm là mẫu nào theo quy định pháp luật? Có thể tải mẫu này ở đâu?
Mẫu phụ lục danh mục hợp đồng tái bảo hiểm được thực hiện theo mẫu số thứ tự 98 01-1/TBH Mục XI Phụ lục II Danh mục mẫu biểu hồ sơ khai thuế được ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
TẢI VỀ Mẫu phụ lục danh mục hợp đồng tái bảo hiểm.
Mẫu phụ lục danh mục hợp đồng tái bảo hiểm là mẫu nào theo quy định pháp luật? Có thể tải mẫu này ở đâu? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp tái bảo hiểm có thể tái bảo hiểm một phần trong hợp đồng tái bảo hiểm đã nhận hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Thông tư 67/2023/TT-BTC quy định như sau:
Tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có thể tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm một phần nhưng không được tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm toàn bộ trách nhiệm đã nhận bảo hiểm, nhận tái bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tái bảo hiểm cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm trong và ngoài nước, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam khác.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải tính toán mức giữ lại cho từng loại hình bảo hiểm và theo từng loại rủi ro; mức giữ lại trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ. Mức giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải đảm bảo quy định tại khoản 4 và 5 Điều này.
3. Khi tính toán mức giữ lại, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải xem xét đến các yếu tố sau:
a) Các quy định pháp luật về khả năng thanh toán;
b) Năng lực khai thác;
c) Khả năng tài chính;
d) Khả năng sẵn sàng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Việc thu xếp bảo vệ cho các rủi ro lớn và các rủi ro thảm họa;
e) Việc cân đối các kết quả hoạt động kinh doanh;
g) Các yếu tố cấu thành của danh mục hợp đồng bảo hiểm;
h) Diễn biến thị trường tái bảo hiểm trong nước và quốc tế.
...
Theo đó, doanh nghiệp tái bảo hiểm có thể tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm một phần nhưng không được tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm toàn bộ trách nhiệm đã nhận bảo hiểm, nhận tái bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tái bảo hiểm cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm trong và ngoài nước, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam khác.
Sau khi nhận quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp tái bảo hiểm có bắt buộc dừng việc giao kết các hợp đồng tái bảo hiểm mới hay không?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 17 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động
...
2. Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, d và e khoản 1 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm, thủ tục thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ký biên bản xác định các hành vi vi phạm (đối với trường hợp quy định tại các điểm a, d khoản 1 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm) hoặc nhận được thông báo về việc doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài bị phá sản, thu hồi Giấy phép, Bộ Tài chính có quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài;
b) Sau khi nhận quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài phải dừng ngay việc giao kết các hợp đồng tái bảo hiểm mới, không được ký mới, ký gia hạn các hợp đồng khác. Doanh nghiệp tái bảo hiểm thực hiện các thủ tục giải thể, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 115 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
3. Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm, thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau:
...
Theo đó, sau khi nhận quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải dừng ngay việc giao kết các hợp đồng tái bảo hiểm mới, không được ký mới, ký gia hạn các hợp đồng khác.
Doanh nghiệp tái bảo hiểm thực hiện các thủ tục giải thể, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 115 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 được coi là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi nào? Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mẫu thông báo mời sơ tuyển thuộc E HSMST dự án PPP mới nhất theo Thông tư 15? Tải về mẫu thông báo?
- Mẫu Email thông báo mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ gửi tới khách hàng? Các ngày lễ lớn nào của NLĐ trong năm Ất Tỵ?
- Chương trình lễ trao Huy hiệu Đảng 2025 mới nhất? Bao nhiêu năm tuổi đảng thì được nhận Huy hiệu Đảng?
- Mức phạt quá tốc độ ô tô 5-10 km năm 2025 là bao nhiêu? Ô tô chạy quá tốc độ 5-10km có bị giữ bằng không?