Mẫu phiếu thẩm định hồ sơ dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước theo Thông tư 15/2023/TT-BVHTTDL có dạng ra sao?
- Mẫu phiếu thẩm định hồ sơ dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước theo Thông tư 15/2023/TT-BVHTTDL có dạng ra sao?
- Kết luận của Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước phải được bao nhiêu % đồng ý?
- Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước có nhiệm kỳ trong bao lâu?
Mẫu phiếu thẩm định hồ sơ dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước theo Thông tư 15/2023/TT-BVHTTDL có dạng ra sao?
Căn cứ theo quy định tại mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BVHTTDL có nêu rõ mẫu phiếu thẩm định hồ sơ dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước theo Thông tư 15/2023/TT-BVHTTDL có dạng như sau:
Tải mẫu phiếu thẩm định hồ sơ dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước theo Thông tư 15/2023/TT-BVHTTDL: tại đây
Mẫu phiếu thẩm định Hồ sơ dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước theo Thông tư 15/2023/TT-BVHTTDL có dạng ra sao? (Hình từ Internet)
Kết luận của Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước phải được bao nhiêu % đồng ý?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 15/2023/TT-BVHTTDL có nêu rõ như sau:
Nguyên tắc và phương thức làm việc của Hội đồng
1. Nguyên tắc làm việc
a) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, thảo luận dân chủ, công khai, quyết định theo đa số;
b) Thành viên Hội đồng có quyền bảo lưu ý kiến cá nhân nhưng phải tuân thủ kết luận của Hội đồng;
c) Thành viên Hội đồng, Thư ký Hội đồng bảo mật thông tin, nội dung liên quan đến dự án sản xuất phim, các ý kiến thảo luận và kết luận của Hội đồng;
d) Thành viên Hội đồng, Thư ký Hội đồng có liên quan trực tiếp đến dự án sản xuất phim được xem xét lựa chọn sẽ không tham gia Hội đồng đối với dự án sản xuất phim đó;
đ) Thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, được hưởng thù lao tham gia Hội đồng theo quy định.
2. Phương thức làm việc
a) Hội đồng tổ chức họp sau khi Tổ giúp việc Hội đồng hoàn thành Báo cáo rà soát Hồ sơ dự án sản xuất phim theo Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này (sau đây gọi là Báo cáo rà soát);
b) Hội đồng họp khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng tham dự;
c) Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng mời đại diện cơ sở điện ảnh có kịch bản phim được tuyển chọn, cơ quan quản lý dự án tham gia cuộc họp Hội đồng;
d) Các thành viên Hội đồng tham dự họp ghi ý kiến bằng Phiếu thẩm định theo Mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này gửi Thư ký Hội đồng để tổng hợp, báo cáo tại cuộc họp
đ) Kết luận của Hội đồng phải được trên 50% tổng số thành viên Hội đồng tham dự cuộc họp đồng ý, được thể hiện tại Biên bản họp Hội đồng theo Mẫu số 3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp tỷ lệ biểu quyết là 50%- 50% trên số thành viên Hội đồng tham dự cuộc họp, kết luận của Hội đồng theo ý kiến đã biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng.
3. Hội đồng được sử dụng con dấu, cơ sở vật chất của cơ quan thường trực để phục vụ hoạt động của Hội đồng theo quy định của pháp luật.
Theo như quy định trên, kết luận của Hội đồng phải được trên 50% tổng số thành viên Hội đồng tham dự cuộc họp đồng ý
Trường hợp tỷ lệ biểu quyết là 50%- 50% trên số thành viên Hội đồng tham dự cuộc họp, kết luận của Hội đồng theo ý kiến đã biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng.
Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước có nhiệm kỳ trong bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 15/2023/TT-BVHTTDL có nêu rõ như sau:
Thành lập Hội đồng
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng, Thư ký Hội đồng, Tổ giúp việc Hội đồng; cho thôi, miễn nhiệm, thay thế thành viên Hội đồng, Thư ký, Tổ giúp việc Hội đồng.
2. Cơ cấu của Hội đồng
a) Hội đồng có từ 05 (năm) thành viên trở lên, số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên;
b) Căn cứ từng dự án sản xuất phim cụ thể, Chủ tịch Hội đồng có thể xem xét mời bổ sung chuyên gia tham gia Hội đồng theo hình thức vụ việc. Chuyên gia là người không liên quan trực tiếp đến dự án sản xuất phim đang được xem xét lựa chọn. Ý kiến của chuyên gia được ghi trong Biên bản họp thẩm định của Hội đồng.
3. Nhiệm kỳ của Hội đồng
a) Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng là 02 (hai) năm;
b) Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước sản xuất phim không thường xuyên theo năm thì Hội đồng thành lập và hoạt động theo vụ việc. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
4. Chủ tịch Hội đồng
a) Hội đồng do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cấp vụ, cục trở lên;
b) Hội đồng do cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp thành lập: Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo của tổ chức;
c) Hội đồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập: Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo cấp sở trở lên
....
Theo đó, Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước có nhiệm kỳ là 2 năm.
Trường hợp các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước sản xuất phim không thường xuyên theo năm thì Hội đồng thành lập và hoạt động theo vụ việc. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Thông tư 15/2023/TT-BVHTTDL sẽ có hiệu lực từ ngày 22/01/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương đánh giá an toàn công trình mới nhất? Đề cương đánh giá an toàn công trình phải được lập như thế nào?
- Thông tư 15/2024 quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực xây dựng ra sao?
- Chở chó bằng xe máy có bị phạt không 2025? Dắt chó đi dạo bằng xe máy theo bị phạt bao nhiêu tiền?
- Nguyên tắc hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước? 23 hành vi bị nghiêm cấm là gì theo Quyết định 1962?
- Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 cuối kì 1 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 theo Thông tư 27?